Cử tri châu Âu đi bầu nghị viện trong ngày 'Siêu Chủ nhật'

Cử tri châu Âu đi bầu nghị viện trong ngày 'Siêu Chủ nhật'
Hôm nay 7/6 được coi là ngày "Siêu Chủ nhật" khi cử tri tại 19 nước Liên minh châu Âu (EU) đi bỏ phiếu bầu Nghị viện châu Âu (EP) gồm 736 ghế, được phân chia cho mỗi nước thành viên theo quy mô dân số.
Cử tri châu Âu đi bầu nghị viện trong ngày 'Siêu Chủ nhật' ảnh 1
Ảnh : BBC

Cuộc bầu cử này được khởi động từ ngày 4/6, lần lượt tại Anh, Hà Lan, Ai-len, Séc, Síp... và kết thúc ngày 7/6. Theo quy định, mỗi nước sẽ bầu đại diện tham gia EP.

Thái độ thờ ơ đối với cuộc bầu cử EP thể hiện ở tỷ lệ cử tri không tham gia bỏ phiếu được dự đoán là cao nhất từ trước đến nay. Kết quả bầu cử tại Anh và Hà Lan, hai quốc gia đầu tiên tiến hành cuộc bầu cử này, cho thấy tỷ lệ cử tri không bỏ phiếu khá cao.

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, với 99 trong tổng số 736 ghế nghị sĩ tại EP, Đức là nước có số đại diện cao nhất trong thể chế chính trị này. Tuy nhiên, điều đó cũng không khiến các cử tri Đức quan tâm hơn đến ngày "Siêu Chủ nhật".

Theo giới quan sát, cử tri châu Âu ít biết về vai trò của EP nên thờ ơ với cuộc bầu cử. Cũng giống như các quốc hội, EP có những quyền hành về hoạt động lập pháp, ngân sách và kiểm tra, giám sát.

Về mặt lập pháp, Nghị viện cùng với Hội đồng Bộ trưởng thông qua những dự luật do Uỷ ban châu Âu (EC) đề nghị trong tổng cộng 42 lĩnh vực khác nhau, từ môi trường, giao thông, cho đến bảo vệ người tiêu dùng, di trú.

Với vai trò ngang hàng như Hội đồng Bộ trưởng, EP đã nhiều lần bác bỏ hoặc sửa đổi dự luật. Trong 50 năm qua, EP đã thay đổi từ một cơ quan lập pháp giữ vai trò tư vấn thành một tổ chức có ảnh hưởng và quyền hạn chính trị thực sự, trong đó có quyền phối hợp với các chính phủ EU thông qua hoặc sửa đổi 2/3 các đạo luật được thực thi ở tất cả các nước thành viên.

EP cũng có quyền sửa đổi ngân sách EU; từ chối việc kết nạp thành viên mới vào EU cũng như việc ký các hiệp định thương mại quốc tế với các nước khác. Mặc dù không có quyền hạn trực tiếp trong các vấn đề đối ngoại, nhưng EP có quyền đáng kể trong các quyết sách của các nước thành viên về vấn đề nhân quyền, an ninh và phòng thủ. Nếu Hiệp ước Li-xbon được tất cả các nước EU thông qua, quyền hạn của EP sẽ được mở rộng và số đại biểu sẽ tăng lên 751 người.

Liên quan số lượng cử tri tham gia bầu cử EP, các cuộc thăm dò dư luận tại nhiều nước cho thấy có sự khác biệt rất lớn, từ khoảng 14% ở Lát-vi-a tới mức cao nhất 80% ở Man-ta. Tỷ lệ cử tri tham gia bầu cử tại Séc hôm 5/6 cũng chỉ là 20%. Có thể tỷ lệ cử tri tham gia bầu EP lần này thấp nhất từ trước đến nay.

MỚI - NÓNG
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
TPO - Sau khi xuất hiện bằng chứng mới, Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa  tranh chấp Hợp đồng quảng bá thương hiệu giữa Ban tổ chức cuộc thi Miss Grand Vietnam 2023 (BTC) và Công ty Cổ phần Bệnh viện Phẫu thuật thẩm mỹ Nam An (Bệnh viện Nam An), trong đó Hoa hậu Lê Hoàng Phương tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.