Cuộc chiến quyết liệt tranh giành “Tiền nóng Hồi giáo”

Cuộc chiến quyết liệt tranh giành “Tiền nóng Hồi giáo”
TPCN - Theo tính toán của tạp chí “Tuần kinh doanh” (Mỹ) thì các khách hàng người Arập theo đạo Hồi ở vùng Vịnh có tổng số tiền vốn tới 15.000 tỷ USD và số vốn này liên tục gia tăng với mức 15%/năm.
Cuộc chiến quyết liệt tranh giành “Tiền nóng Hồi giáo” ảnh 1

Theo giáo lý Hồi giáo thì những khoản tiền này dù có mang gửi vào ngân hàng cũng không được lấy lãi. Chính vì vậy, nhiều ngân hàng, cơ quan tiền tệ nước ngoài đã sớm nhắm tới món lợi khổng lồ trời cho này.

Kinh Coran quy định, người không lao động thì không được ăn, cũng không được nhận lãi hoặc đầu tư. Chính vì vậy từ lâu nay trong thế giới Hồi giáo không tồn tại các ngân hàng hay cơ cấu tiền tệ.

Nhiều ông chủ Hồi giáo giàu có đã đem những khoản tiền lớn có được nhờ dầu lửa ra gửi tại các ngân hàng Âu Mỹ. Tuy nhiên sau khi chiến tranh Iraq bùng nổ và quan hệ căng thẳng giữa các nước Hồi giáo với phương Tây gia tăng , các ngân hàng Âu Mỹ dần dần bị các khách hàng Hồi giáo tẩy chay.

Từ cuối thập kỷ 70 của thế kỷ trước, các ngân hàng Hồi giáo chuyên phục vụ cho đối tượng này lần lượt ra đời. Do nguồn tiền vốn rất lớn, lại không phải trả lãi nên các ngân hàng Hồi giáo mọc lên ngày càng nhiều, với mức phát triển 10%/năm.

Theo tờ “Tuần kinh doanh” thì số liệu do “Diễn đàn tiền tệ Islam quốc tế” cung cấp cho thấy hiện có tới 265 ngân hàng và cơ cấu tiền tệ Hồi giáo được mở cửa ở 40 quốc gia với tổng kim ngạch thu hút được tới 262 tỷ USD.

ở Anh, những người theo đạo Hồi là cộng đồng dân tộc thiểu số đông nhất với trên 1 triệu người. Ngoài Thủ đô London ra, người Hồi giáo còn sống tập trung ở Birmingham, Leeds.

Khác với trước đây chủ yếu chỉ bán tạp hoá, nay người Hồi giáo ở Anh đã có mặt trong giới thượng lưu của xã hội. Năm ngoái, một ngân hàng chuyên phục vụ cho người Hồi giáo đã được mở cửa tại London, gây chấn động dư luận.

Ngân hàng này nằm ở khu Đông, có biển hiệu bằng hai thứ tiếng Anh - Arập, kiến trúc cũng mang phong cách Hồi giáo. Các nhân viên đều ăn mặc kiểu tín đồ đạo Hồi, khách hàng đến đây hầu hết là người theo đạo Hồi.

Điều thú vị là dù được quản lý và trả lãi theo tiêu chuẩn Anh, nhưng toàn bộ số tiền lãi của các khoản tiền gửi không được trao cho khách hàng, mà được chuyển hết về các khu vực cộng đồng người Hồi giáo hoặc giúp đỡ những tín đồ Hồi giáo nghèo khổ ở ấn Độ hoặc Pakistan.

Việc xuất hiện các ngân hàng Hồi giáo đã khiến các ngân hàng chính thống lo lắng và rầu rĩ vì bị hút mất khách hàng. Các ngân hàng Anh đang tìm cách hợp tác với người Hồi giáo để đi đầu trong việc lập ra các ngân hàng Hồi giáo và hy vọng Anh sẽ là cửa sổ để thu hút tiền vốn từ các nước Hồi giáo.

Trong khi người Anh ra sức thu hút tiền từ túi người Hồi giáo Arập thì các nước khác cũng không chịu thua kém. Tháng 5, 3 ngân hàng lớn ở Nhật đã cùng nhau tổ chức “Hội thảo về tiền tệ Hồi giáo” để thu thập thông tin chuẩn bị mở cửa ngân hàng Hồi giáo. Ngân hàng Đức cũng đã mời các học giả Hồi giáo sang giảng về giáo lý cho đội ngũ kinh doanh để chuẩn bị mở ngân hàng Hồi giáo.

Ngân hàng Hiệp lực quốc tế của Nhật cũng dự định phát hành “trái phiếu Hồi giáo” tại Malaysia. Tuy thời gian phát hành và quy mô chưa được xác định, nhưng họ đã tiến hành chuẩn bị. Ngân hàng phát triển châu á. Cty sữa Nestle của Thuỵ Sỹ … cũng đều phát hành cổ phiếu bằng đồng Ringhit của nước này.

Để thu hút khách hàng Hồi giáo, khi niêm yết cổ phiếu Cty cà-phê Tuần lộc lớn thứ 2 nước Mỹ đã ghi rõ trên bản thông báo là họ không bán thịt lợn và sách báo dâm ô. Hãng Down John cũng đã hợp tác với tờ “Thời báo Tài chính” của Anh để công bố các chỉ số đầu tư Islam.

MỚI - NÓNG
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
TPO - Triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại" giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh có nội dung cô đọng, ấn tượng nhất về sự ra đời của “tuyến lửa” Trường Sơn - nơi luôn rung chuyển, bị cày xới và hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học của kẻ thù.