Cuộc sống ở ngôi làng không bóng đàn ông

Làng Umoja do 15 phụ nữ Kenya thành lập từ năm 1990. Cô Judia, 19 tuổi (giữa), đến đây từ 6 năm trước sau khi chạy trốn khỏi nhà để tránh bị bố ép buộc kết hôn với người đàn ông xa lạ.
Làng Umoja do 15 phụ nữ Kenya thành lập từ năm 1990. Cô Judia, 19 tuổi (giữa), đến đây từ 6 năm trước sau khi chạy trốn khỏi nhà để tránh bị bố ép buộc kết hôn với người đàn ông xa lạ.
Làng Umoja ở Kenya là nơi lánh nạn của những phụ nữ từng bị lạm dụng tình dục. Đàn ông không được đến đây suốt 25 năm qua.
Cuộc sống ở ngôi làng không bóng đàn ông ảnh 1

Ngôi làng đặc biệt nằm cách thủ đô Nairobi khoảng 350 km về phía tây. Làng Umoja nhận được hỗ trợ từ quỹ African Wildlife Foundation và các chính phủ châu Âu. Tuy nhiên, phụ nữ ở đây không ỷ lại mà họ vẫn chăm chỉ lao động như nuôi bò, dê hoặc bán các đồ trang sức tự làm, tiếp đón du khách...

Cuộc sống ở ngôi làng không bóng đàn ông ảnh 2

Những phụ nữ ở làng Umoja chủ yếu là các cô gái chạy trốn nạn tảo hôn, phụ nữ bị bạo hành hoặc cưỡng hiếp. Họ phải trải qua những ký ức kinh hoàng và nhiều người sau đó bị chính gia đình ruồng bỏ.

Cuộc sống ở ngôi làng không bóng đàn ông ảnh 3

Một trường học của trẻ em tại làng Umoja. Hiện tại, khoảng 200 phụ nữ và trẻ em sống giữa vùng đất khô cằn này.

Cuộc sống ở ngôi làng không bóng đàn ông ảnh 4

Tại làng Umoja, phụ nữ bảo vệ lẫn nhau, cùng chăm sóc những đứa con. Điều quan trọng nhất là họ được tự chủ và kiểm soát cuộc sống.

Cuộc sống ở ngôi làng không bóng đàn ông ảnh 5

"Mỗi ngày, tôi đều mỉm cười hạnh phúc khi thức dậy", cô Norkorchom nói về cuộc sống không đàn ông tại làng Umoja.

Cuộc sống ở ngôi làng không bóng đàn ông ảnh 6

Bộ tộc Samburu ở Kenya cho rằng "đàn ông là phần đầu của cơ thể, còn phụ nữ là cổ. Đầu luôn ở trên cổ". Tuy nhiên, câu nói này không áp dụng tại làng Umoja. "Chúng tôi chính là cái đầu trên cơ thể", một người làng nói.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.