Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck phải bồi thường hàng trăm tỷ baht

Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. (Nguồn: Kyodo/TTXVN)
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. (Nguồn: Kyodo/TTXVN)
Cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra và một số bộ trưởng trong nội các chính phủ cũ cùng nhiều quan chức khác sẽ phải bồi thường tổng cộng đến 510 tỷ bath vì thiệt hại của chương trình thu mua lúa gạo.

Phó Thủ tướng Thái Lan Wissanu Krea-ngam ngày 18/9 thông báo cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra và một số bộ trưởng trong nội các chính phủ cũ cùng nhiều quan chức khác sẽ phải bồi thường tổng cộng đến 510 tỷ bath vì thiệt hại của chương trình thu mua lúa gạo.

Trong số các quan chức chính phủ cũ phải bồi thường, ngoài bà Yingluck, có cựu Bộ trưởng Thương mại Boonsong Teriyapirom, cựu Thứ trưởng Thương mại Phoom Sarapol và cựu Tổng cục trưởng Cục Ngoại thương Manas Soythong.

Theo ông Wissanu Krea-ngam, hai ủy ban điều tra, một của bộ thương mại và một của bộ tài chính, sẽ hoàn thành hồ sơ điều tra vụ việc trên vào cuối tháng 9 này. 

Sau đó, các báo cáo điều tra sẽ được trình lên Thủ tướng Prayut Chan-ocha, người sẽ yêu cầu Ủy ban Bồi thường xác định mức độ vi phạm của từng cá nhân và yêu cầu họ bồi thường tương xứng, nếu không chịu bồi thường họ sẽ bị tịch thu tài sản.


Bà Yingluck và các nhân vật trên có 30 ngày để nộp đơn kháng cáo lên Tòa án Hành chính Thái Lan.

Hôm 23/1, Hội đồng Lập pháp quốc gia Thái Lan (NLA) đã bỏ phiếu nhất trí buộc tội bà Yingluck vì đã xao nhãng nhiệm vụ của mình trong việc giám sát chương trình trợ cấp lúa gạo và gây thiệt hại cho đất nước hàng tỷ bath.

Với lời buộc tội này, bà Yingluck sẽ bị cấm tham gia các hoạt động chính trị trong vòng 5 năm.

Theo Theo Vietnamplus
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.