Cựu Tổng Giám đốc WTO được mời làm Thủ tướng Thái Lan

Cựu Tổng Giám đốc WTO được mời làm Thủ tướng Thái Lan
TP - Các nguồn tin đáng tin cậy tiết lộ, ông Supachai Panitchpakdi đã chấp nhận lời mời của hội đồng quân sự đang nắm quyền để trở thành Thủ tướng lâm thời Thái Lan.
Cựu Tổng Giám đốc WTO được mời làm Thủ tướng Thái Lan ảnh 1
Ông Supachai

Tuy nhiên, ông Supachai vẫn còn một chút do dự và chưa chính thức ra tuyên bố chấp nhận vị trí này. Thỏa thuận đạt được sau khi Chủ tịch Hội đồng Cơ mật, ông Prem Tinsulanonda và cựu Tổng thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia, ông Prasong Soonsiri thuyết phục ông Supachai đảm nhận ghế Thủ tướng lâm thời.

Một nhân vật thân cận với ông Supachai cũng vừa xác nhận nguồn tin trên. Ông Supachai là cựu Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và hiện là Tổng thư ký Hội đồng Thương mại và Phát triển của Liên Hợp Quốc (LHQ).

Ông Supachai đã trở về Bangkok tối 25/9 và có cuộc nói chuyện với các nhà lãnh đạo Hội đồng Cải cách dân chủ theo chính thể Quân chủ lập hiến (CDRM).

Tại cuộc gặp, CDRM cho rằng với khả năng của mình, ông Supachai sẽ giúp nền kinh tế Thái Lan tránh rơi vào khủng hoảng và cải thiện hình ảnh đất nước sau cuộc đảo chính. Hiện ông Supachai vẫn còn 3 năm nữa mới hết nhiệm kỳ tại LHQ.

Ông Prem cho rằng cựu Tổng Giám đốc WTO Supachai là sự lựa chọn thích hợp nhất cho ghế Thủ tướng lâm thời. Hai người vốn có quan hệ rất tốt từ khi ông Supachai là Tổng Giám đốc Ngân hàng Quân đội Thái Lan. Các nguồn tin cũng cho biết, ông Supachai cũng có uy tín cao trong lực lượng quân đội.

Trong khi đó, tướng Winai Phattiyakul, Thư ký CDRM, thông báo với các nhà ngoại giao nước ngoài rằng chính quyền quân sự sẽ “hỗ trợ” việc điều hành đất nước cùng với Chính phủ lâm thời ra đời vào tuần tới.

Cũng theo tướng Winai, Hội đồng An ninh quốc gia sẽ được đổi tên vào cuối tuần này và sẽ hỗ trợ chính phủ mới điều hành đất nước, đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội mà không chỉ đảm trách vấn đề an ninh như trước đây.

Các nhà lãnh đạo quân sự đã đứng ra thực hiện cuộc đảo chính đêm 19/9 cũng vừa hoàn thành bản dự thảo hiến chương tạm thời sẽ có hiệu lực từ đầu tuần tới. Hiến chương được xem là cơ sở pháp lý để điều hành Vương quốc trong giai đoạn quá độ.

Theo tướng Winai, toàn bộ tiến trình dân chủ hoá kể từ sau cuộc đảo chính sẽ kéo dài trong 8 tháng rưỡi, Thủ tướng mới sẽ chính thức nhậm chức trong tuần tới và cũng sẽ có một bản Hiến pháp mới hướng tới cải cách chính trị.

Sau khi hiến chương có hiệu lực, hội đồng quân sự sẽ lựa chọn 250 người làm thành viên cơ quan lập pháp. Sau đó, hội đồng quân sự sẽ mở phiên họp toàn thể với khoảng 2.000 đại diện từ mọi lĩnh vực, thành phần, tôn giáo tham dự.

2.000 đại diện này sẽ bầu chọn trong số họ ra 200 người đảm trách việc soạn thỏa hiến pháp mới. Ban soạn thảo hiến pháp có 6 tháng để hoàn thành dự thảo, 2 tháng rưỡi khảo sát ý kiến công chúng và các cơ quan khác trước khi đem ra phê chuẩn.

Trí Đường
Theo The Nation

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.