Đặc phái viên của LHQ đề nghị giải tán nhóm 'Những người bạn của Syria'

Đặc phái viên của LHQ đề nghị giải tán nhóm 'Những người bạn của Syria'
TP - Việc đặc phái viên của LHQ và Liên đoàn A Rập Lakhdar Brahimi bác đề nghị của Thủ tướng Qatar về việc thúc đẩy chuyển giao quyền lực ở Syria cũng như tránh nhắc tới tổng thống Syria Bashar Al- Assad được coi là động thái vừa cương quyết, vừa thận trọng của ông trong việc giải quyết tình hình ở Syria.

> TQ không dự hội nghị "Những người bạn của Syria"

Ông Brahimi hội đàm với Tổng thống Assad
Ông Brahimi hội đàm với Tổng thống Assad.

Trong chuyến đi vừa qua đến một số nước có liên quan với cuộc chiến Syria, Đặc phái viên của LHQ và Liên đoàn A Rập Lakhdar Brahimi đã dừng chân tại Cairo thủ đô Ai Cập.

Tại đây đã xẩy ra cuộc xung đột giữa ông với Thủ tướng Qatar Hamad Bin Jassem, người chống đối kịch liệt nhất chế độ hiện nay ở Syria và Tổng thống Bashar Al-Assad.

Cuộc gặp đầu tiên giữa ông Brahimi với Tổng thống Pháp Francois Hollande tại Điện Elysée đã không thành công lắm. Khi ông đề nghị phía Pháp giải tán nhóm Những người bạn của Syria (gồm những nước muốn lật đổ chế độ của ông Assad), khước từ kế hoạch Kofi Annan và bắt đầu mọi chuyện từ đầu, phía Pháp thẳng thừng từ chối.

Theo lời một nhà ngoại giao A Rập, ông Jassem lúc đầu mời ông Brahimi đến nơi ông ở tại khách sạn Four Seasons để trò chuyện cùng ông và Tổng thư ký Liên đoàn A Rập Nabil Al-Arab.

Nhưng ông Brahimi đã khước từ. Ông lạnh lùng nói: “Nếu muốn trò chuyện với tôi, ông ấy hãy đến khách sạn nơi tôi ở”.

Cực chẳng đã, ông Jassem rút cuộc phải cùng ông Al-Arab đến chỗ ông Brahimi. Nhưng trong cuộc trao đổi giữa hai bên, ông Brahimi đã bác bỏ những đề nghị chủ yếu nhất của Thủ tướng Qatar. Chẳng hạn, ông Brahimi nói rõ không có ý định đặt thời hạn chót cho sứ mạng hoà giải của ông theo yêu cầu của ông Jassem.

Ông Brahimi cũng không có ý định thúc đẩy vấn đề chuyển giao quyền lực ở Syria như một vài cường quốc đề nghị.

Ông nhấn mạnh: “Tôi không làm việc kiểu như vậy”. Ông còn nói thêm: “Tôi là phái viên riêng của Tổng thư ký LHQ và tôi không muốn bị áp đặt bất kỳ hạn chế nào”.

Thủ tướng Qatar giận dữ bỏ ra về. Còn Đại sứ Qatar không tham dự cuộc gặp về sau giữa ông Brahimi với nhóm Đại sứ các nước A Rập.

Theo lời một nhà ngoại giao A Rập, ông Brahimi muốn gặp gỡ tất cả các bên có liên quan trước khi đưa ra kế hoạch riêng của ông.

Ông cũng muốn thu hút tất cả các nhân vật chính của cuộc xung đột, kể cả Iran, vào quá trình thương lượng.

Ông không muốn tự ràng buộc mình bởi những kế hoạch đã trót đưa ra theo kiểu kế hoạch 6 điểm của người tiền nhiệm Kofi Annan.

Nhưng liệu ông Brahimi có đạt được thành công không? Bản thân ông dường như cũng đã lường được hết tầm mức khó khăn của sứ mệnh ông theo đuổi.

Bởi vậy, ông không nuôi ảo tưởng mà hành động hết sức thận trọng. Chẳng hạn, ông nói tới “những thay đổi không thể tránh khỏi” ở Syria nhưng tránh nhắc tới Tổng thống Assad.

Theo lời một nhân vật trong ê kíp làm việc của ông, trong khi thực hiện sứ mệnh cực kỳ tế nhị hiện nay, ông Brahimi chỉ muốn đại diện cho Tổng thư ký LHQ Ban Ki-Moon.

Tuy nhiên, ông vẫn buộc phải có những nhượng bộ nhất định dưới áp lực từ bên ngoài. Chẳng hạn, ông không muốn đưa nhà ngoại giao Palestine Nasser Al-Qidwa vào ê kíp của ông bởi vì theo nhận định của ông, người này “quá gần gũi với Qatar”.

Nhưng rút cuộc ông vẫn phải chấp nhận dưới sức ép của các thành viên chủ chốt Hội đồng Bảo an LHQ là Mỹ, Anh và Pháp.

Mới đây nhất ông Brahimi thừa nhận tình hình Syria hết sức nguy hiểm, khoảng cách giữa các bên đối lập ngày càng sâu rộng và sứ mệnh của ông hết sức khó khăn. Tuy nhiên, ông vẫn hy vọng sẽ thành công.

Ông Brahimi dự định sẽ mở Văn phòng đại diện tại thủ đô Damacus của Syria và giao cho người phó của ông là Mokhtar Lamani đảm nhận công việc này.

Ông Lamani là một nhà ngoại giao Marocco giàu kinh nghiệm và hai người đã từng sát cánh bên nhau tại Bagdad hồi năm 2004, khi ông Brahimi làm đại diện của LHQ tại đây.

 Vũ Việt
Theo Le Figaro

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.