Dân Trung Quốc ngại tố cáo tham nhũng

Dân Trung Quốc ngại tố cáo tham nhũng
Tân Hoa xã ngày 17/3 dẫn lời ông Hà Tăng Khoa - giám đốc Cơ quan nghiên cứu chủ nghĩa Marx đương đại thuộc Ban biên dịch trung ương Trung Quốc - khẳng định trong 30 năm cải cách đến nay cứ 10 người tố cáo tham nhũng ở Trung Quốc thì có 9 người bị trả thù.
Dân Trung Quốc ngại tố cáo tham nhũng ảnh 1
Trụ sở hành chính mô phỏng kiểu Nhà Trắng ở quận Dĩnh Tuyền được bí thư quận ủy Trương Trị An cho xây với chi phí hơn 4 triệu USD - Ảnh: inhe.net

Con số này làm nhức nhối xã hội Trung Quốc trong bối cảnh tham nhũng đang ngày càng nghiêm trọng và tinh vi hơn.

Cuộc điều tra có tên “Bạn cho rằng bạn có nghĩa vụ tố cáo tham nhũng không?”, do báo Thanh Niên Trung Quốc thực hiện với 3.259 người hồi cuối tháng 2/2009 cũng phản ánh thực trạng trên: 40,1% cho rằng họ có nghĩa vụ tố cáo, 30,8% cho rằng không có nghĩa vụ và 29,1% không có câu trả lời do sợ bị trả thù.

Tân Hoa xã dẫn blog cá nhân của tác giả Văn Hải cho biết trong những năm gần đây do báo chí Trung Quốc thường nêu tên thật của những người tố cáo tham nhũng nên không ít người bị trả thù dã man.

Trường hợp nổi cộm nhất là vụ Lý Quốc Phúc tố cáo Trương Trị An - bí thư quận ủy quận Dĩnh Tuyền, thành phố Phụ Dương (tỉnh An Huy) - lợi dụng chức vụ chiếm dụng đất canh tác xây trụ sở làm việc to như dinh tổng thống Mỹ trị giá 30 triệu nhân dân tệ (4,38 triệu USD).

Sau đó ông Phúc đã bị tống giam oan ức và chết trong tù không rõ nguyên nhân. 41 người vô tội khác cũng bị liên lụy một cách oan uổng. Dư luận Trung Quốc cho rằng tất cả vụ việc trên đều do sự thao túng của Trương Trị An và đồng bọn với mục đích tư thù cá nhân.

Ông Thi Kiệt, chủ nhiệm văn phòng luật sư Đỉnh Lập, Tứ Xuyên, chỉ rõ do chế độ bảo vệ người tố cáo tham nhũng trong hệ thống luật pháp Trung Quốc chưa hoàn thiện nên người dân vẫn còn gặp nguy hiểm cao khi tố cáo.

Điều này cũng làm giảm nhiệt huyết chống tham nhũng trong dân chúng, mà đây lại chính là kênh phát hiện tham nhũng hiệu quả nhất hiện nay.

Quan ngại trước tình trạng trên, giới chuyên gia chính trị Trung Quốc đã đề nghị chính phủ nên đưa việc bảo vệ quyền lợi của người tố cáo tham nhũng trở thành luật, để người dân có cơ sở pháp lý và niềm tin khi thực hiện nghĩa vụ công dân.

Theo Mỹ Loan
Tuổi Trẻ

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.