Đào tạo điều tra tội phạm mạng xuyên quốc gia

Đại diện Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, Bộ Công an và các học viên tại lễ khai giảng khóa học. (Ảnh: ĐSQ Australia tại VN)
Đại diện Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, Bộ Công an và các học viên tại lễ khai giảng khóa học. (Ảnh: ĐSQ Australia tại VN)
TPO - Theo thông tin từ Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, 23 cán bộ Thực thi Luật pháp đến từ các nước Nam Á, Đông  Nam Á, Bắc Á, Australia và châu Âu đã có mặt tại Hà Nội trong vòng ba tuần để tham gia vào Chương trình Đào tạo Quản lý Thực thi Luật pháp Khu vực Châu Á lần thứ 44 (ARLEMP). 

ARLEMP là một chương trình phối hợp dài hạn giữa Bộ Công an Việt Nam thông qua Tổng cục Cảnh sát, Cảnh sát Liên bang Australia (AFP) và Trường Đại Học Kỹ Thuật Hoàng Gia Melbourne (RMIT) tại Việt Nam. Được khởi xướng từ năm 2005, ARLEMP đã trở thành một chương trình đào tạo tiêu biểu dành cho các cán bộ quản lý và lãnh đạo Cảnh sát trong Khu vực.

Kể từ khóa đầu tiên đến nay đã có hơn 870 Cán bộ Thực thi Luật pháp tốt nghiệp chương trình này và họ đang tích cực phối hợp với nhau trong công cuộc đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia trong khu vực. Tất cả các đối tác tham gia vào chương trình đều cam kết tăng cường hợp tác giữa các cơ quan cảnh sát, tìm kiếm những phương thức thực thi tốt nhất, hỗ trợ việc trao đổi thông tin và làm việc cùng nhau.

Chủ đề bao quát của chương trình lần này là Công tác Điều tra Tội phạm Mạng Xuyên Quốc gia. Tội phạm mạng là một loại hình tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia mới nổi, gây thiệt hai cho Australia khoảng 2 tỉ đô la Úc hàng năm. Các học viên sẽ cùng nghiên cứu về các chủ đề quản lý, truyền thông và văn hóa cùng với việc phát triển kỹ năng điều tra tội phạm mạng xuyên quốc gia.

Mục đích chủ yếu của các đội điều tra tội phạm mạng là nhằm ngăn chặn, hạn chế, điều tra và truy tố các hoạt động tội phạm trên mạng, và nhằm đối phó với sự liên kết giữa tội phạm và công nghệ. Tội phạm mạng nhắm vào công nghệ máy tính và truyền thông, ví dụ như việc truy cập, sửa đổi và làm hỏng một cách trái phép các hệ thống thông tin liên lạc hay dữ liệu điện tử.

Với sự toàn cầu hóa ngày càng sâu sắc và sự phát triển của internet, truyền thông kỹ thuật số, sự dễ dàng trong việc đi lại giữa các nước và hệ thống tài chính tích hợp, tội phạm mạng có nhiều cơ hội tiếp tục phát triển thành tội phạm toàn cầu, và trở thành trung tâm của nhiều loại tội phạm khác như tội phạm lừa đảo trên mạng (ví dụ các vụ lừa đảo trên internet hay email), đánh cắp và giả mạo nhân thân, lạm dụng trẻ em qua mạng và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
 
Tại Lễ Khai giảng ngày 14/11, các cán bộ Thực thi Luật pháp và đại diện của chính phủ Việt Nam, và Australia đã tái khẳng định tầm quan trọng của sự hợp tác giữa các cơ quan thực thi luật pháp, tính nghiêm trọng của tội phạm mạng, những tác động tiêu cực mà các loại tội phạm này gây ra cho cộng đồng của chúng ta; và trên hết là việc tất cả chúng ta cần phối hợp với nhau như những đối tác toàn cầu trong lĩnh vực thực thi luật pháp, đồng thời kết hợp với cộng đồng để triệt phá loại tội phạm này.
 
Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an đã chính thức tuyên bố khai giảng ARLEMP 44. Chương trình lần này có sự tham gia của học viên đến từ Australia, Campuchia, Hồng Kông, Indonesia, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, Maldives, Myamar, Philippines, Trung Quốc, Singapore, Sri Lanka, Thái lan, Hà Lan, Anh quốc và Việt Nam.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.