Di vật của những võ sĩ đạo Nhật Bản cuối cùng

Bảo tàng Hoàng gia Ontario ở Canada trưng bày những di vật của thế hệ võ sĩ đạo cuối cùng ở Nhật Bản như kiếm, áo giáp, mũ.
Di vật của những võ sĩ đạo Nhật Bản cuối cùng ảnh 1

Một chuôi kiếm Tachi từ năm 1861 trong Bảo tàng Hoàng gia Ontario ở Toronto, Canada. Đây là vũ khí chuyên dụng của các võ sĩ Samurai Nhật Bản, theo Livescience. Gần đây, giới khoa học vừa giải mã thành công cuốn sách hướng dẫn nhập môn của các môn sinh võ đạo Takenouchi-ryū mà người xưa viết vào năm 1844. Theo cuốn sách, "khi môn sinh có đủ kiến thức, tâm trí họ sẽ quên đôi tay, còn đôi tay không cảm nhận sự tồn tại của thanh kiếm. Đây là trạng thái đòi hỏi học viên phải tĩnh tâm hoàn toàn và chỉ vài người có thể đạt đến cảnh giới này. 

Di vật của những võ sĩ đạo Nhật Bản cuối cùng ảnh 2

Giá gác kiếm Tachi bằng gỗ sơn mài với phụ kiện bằng vàng, bạc. Tuy nhiên, đây là vật dụng dành cho các Samurai giàu và thuộc đẳng cấp cao. Đến năm 1861, các chiến binh Samurai bắt đầu hết thời. Nhiều người phải vật lộn với cuộc sống bằng thu nhập rất thấp.

Di vật của những võ sĩ đạo Nhật Bản cuối cùng ảnh 3

Vào thế kỷ 19, bộ áo giáp của các chiến binh Samurai bao gồm áo giáp (mempo), mặt nạ. Chúng bảo vệ người mặc và gây sức ép tâm lý lên đối thủ.

Di vật của những võ sĩ đạo Nhật Bản cuối cùng ảnh 4

Theo các nhà nghiên cứu từ Bảo tàng Hoàng gia Ontario, áo giáp của Samurai được chế tạo từ sắt, viền lụa, da hoẵng và đồng mạ vàng. Ngoài ra, những người thợ cũng gắn thêm các đồ trang trí nhiều màu lên áo giáp.

Di vật của những võ sĩ đạo Nhật Bản cuối cùng ảnh 5

Trong thế kỷ 19, áo giáp che gần như toàn thân người sử dụng, bao gồm cả những bộ phận như tay, xương chậu, bắp chân, bàn chân. Đây là sự cải tiến khá ấn tượng vì lãnh chúa và các gia tộc lớn ở Nhật Bản đã sử dụng thuốc súng từ thế kỷ 17.

Di vật của những võ sĩ đạo Nhật Bản cuối cùng ảnh 6

Một nhiếp ảnh gia chụp ảnh chiến binh Samurai mặc áo giáp và cầm kiếm năm 1860. Vài thập kỷ sau, Nhật Bản giải tán tầng lớp võ sĩ, thay bằng chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Hồi ấy phần lớn quân nhân xuất thân từ nông dân.

Di vật của những võ sĩ đạo Nhật Bản cuối cùng ảnh 7

Mũ sắt của trường Myochin có hình dạng giống mặt yêu tinh. Vào thế kỷ 19, người Nhật Bản sử dụng những cách rất độc đáo để chế tạo mũ giáp cho Samurai. 

Di vật của những võ sĩ đạo Nhật Bản cuối cùng ảnh 8

Khi tình hình xã hội tương đối ổn định, các võ sĩ không phải chiến đấu nhiều nên họ thường đội những mũ có nhiều họa tiết cầu kỳ. 

Di vật của những võ sĩ đạo Nhật Bản cuối cùng ảnh 9

Giới nghiên cứu phỏng đoán thanh Aikuchi trong ảnh từng thuộc về một thương gia. Trước đây, các thương gia chỉ mang dao găm và kiếm ngắn. Kiếm dài là vũ khí dành riêng cho Samurai.

Di vật của những võ sĩ đạo Nhật Bản cuối cùng ảnh 10

Các nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Hoàng gia Ontario cho rằng người Nhật Bản chế tạo bàn đạp trong ảnh vào năm 1852. Các Samurai sử dụng nó khi cưỡi ngựa. 

Di vật của những võ sĩ đạo Nhật Bản cuối cùng ảnh 11

Khẩu súng lục có niên đại vào giữa thế kỷ 19 khi vũ khí nhồi thuốc súng đã trở nên phổ biến ở Nhật Bản.

Di vật của những võ sĩ đạo Nhật Bản cuối cùng ảnh 12

Các võ sĩ tộc Chosyu chiến đấu vì hoàng đế nhằm chống chính quyền quân sự Tokugawa Shogunate trong hai năm 1868 và 1869. Họ hy vọng hoàng đế khôi phục quyền lực tuyệt đối của tầng lớp võ sĩ và trục xuất người nước ngoài. Tuy nhiên, sau khi cuộc chiến giành thắng lợi, Nhật hoàng thi hành chính sách hoàn toàn trái ngược. Ông chuyển sang thân Tây, cải cách quân đội, bãi bỏ chế độ Samurai.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.