Đối lập Thái Lan lộ danh sách chính phủ mới?

Thủ lĩnh đối lập Thái Lan Suthep Thaugsuban. Ảnh: Getty Images
Thủ lĩnh đối lập Thái Lan Suthep Thaugsuban. Ảnh: Getty Images
TP - Tổng thư ký Mặt trận Dân chủ chống độc tài (UDD) Nattawut Saikuar vừa tiết lộ danh sách ứng viên thủ tướng thay bà Yingluck Shinawatra cũng như thành viên chính phủ tạm quyền do Ủy ban Cải cách Dân chủ Nhân dân (PDRC) đối lập dự kiến.

Theo Bangkok Post (Thái Lan), trong số các ứng cử viên thủ tướng có ủy viên Hội đồng cơ mật Palakorn Suwannarat, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Prawit Wongsuwon và cựu Thủ tướng Anand Panyarachun. Tổng tư lệnh lục quân, tướng Prayuth Chan-ocha, cũng là ứng viên. Ông Nattawwut cho biết hai người trong số đó là tướng Prayuth Chan-ocha và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Prawit Wongsuwon dường như đã từ chối vị trí đề cử, và cho biết họ sẽ không xem lại quyết định.

Ông Nattawut Saikuar nói thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban đã lên danh sách 8-9 ứng cử viên tiềm năng trong chính phủ sắp tới. Số này bao gồm cựu Bộ trưởng Tài chính Pridiyathorn Devakula và cựu lãnh đạo Viện quốc gia phát triển hành chính Thanong Bidaya, Hiệu trưởng Sombat Thamrongthanyawong, cựu Hiệu trưởng đại học Thammasat Surapon Nitikraipot, thủ lĩnh PDRC Seri Wongmontha và thẩm phán Tòa án Hiến pháp Jarun Pukditanakul.

Ông Pramon Sutheewong, Chủ tịch Cơ quan chống tham nhũng Thái Lan có thể trở thành bộ trưởng kinh tế. Thư ký thường trực Bộ Y tế Narong Sahametha dự báo được bổ nhiệm làm bộ trưởng y tế, ông Nattawut nói.

Ông Ath cảnh báo Thái Lan đã đánh mất thị phần trong hàng loạt lĩnh vực so với các nước láng giềng do bất ổn chính trị, chi phí sản xuất và giá nhân công cao. Thái Lan sẽ mất khoảng 5,541 tỷ USD vốn FDI trong vòng 6 năm tới. Ông dự báo tổng dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ tăng lên 240 tỷ USD, trong khi Thái Lan chỉ đạt 170 tỷ USD trong 6 năm tới.

Theo ông Nattawut, trong danh sách nội các cải cách còn có cựu Ngoại trưởng Prasong Soonsiri, hai cựu thượng nghị sĩ Jermsak Pinthong và Kaewsan Atibhodi, Hiệu trưởng đại học Thammasat Somkid Lertpaitoon, chuyên gia luật Banjerd Singkaneti và nhà hoạt động xã hội Prawase Wasi.

Danh sách chính phủ do PDRC lập được chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Thủ lĩnh Áo Đỏ cảnh báo thủ tướng sắp tới do PDRC và giới tinh hoa bảo thủ dựng lên sẽ phải đối mặt với cơn thịnh nộ chống đối.

Thủ lĩnh biểu tình Suthep nói nếu ông Nattawut muốn biết thủ tướng tạm quyền Thái Lan sắp tới là ai, thì trước hết bà Yingluck phải mau chóng từ chức. Ông nói thêm rằng không quan tâm tới danh sách nội các mà lãnh đạo phe Áo Đỏ nêu ra.

Phe Áo Vàng cáo buộc ông Nattawut tung ra danh sách chính phủ dự kiến nhằm mục đích khuấy động tâm lý tiêu cực của công luận, khiến họ mất thiện cảm với lực lượng đối lập.

Phát ngôn viên PDRC Akanat Promphan đã bác bỏ thông tin ông Nattawut loan báo rằng thủ lĩnh biểu tình Suthep đàm phán với ủy viên Hội đồng cơ mật Thái Lan Palakorn Suwannarat.

ÔngPalakorn được thủ lĩnh UDD Nattawut coi là ứng viên nặng ký nhất cho chức thủ tướng thay bà Yingluck. ÔngAkanat cho hay kể từ khi có lệnh bắt giữ ông Suthep, thủ lĩnh PDRC không bao giờ đi đâu mà không có người biểu tình bảo vệ.

“Con bệnh Đông Nam Á”

Thông tin về danh sách chính phủ cải cách dự kiến xuất hiện trong bối cảnh tòa án Thái Lan vừa tuyên bố hủy bỏ kết quả tổng tuyển cử ngày 2/2, phe biểu tình đối lập trông đợi Ủy ban chống tham nhũng quốc gia (NACC) và Tòa án Hiến pháp ra phán quyết phế truất chính phủ của bà Yingluck, mở đường cho việc thành lập chính phủ lâm thời.

Báo Thái Lan The Nation ngày 27/3 cho biết, vừa xảy ra hai vụ đánh bom nhằm vào các địa điểm của phe biểu tình chống chính phủ tại Bangkok, nhưng không có thương vong. Trong khi thủ lĩnh đối lập Suthep kêu gọi một cuộc biểu tình lớn vào hôm nay 28/3.

Theo ông Ath Pisalvanich, Giám đốc Đại học Phòng Thương mại Thái Lan nhận xét nước này đang trở thành “con bệnh Đông Nam Á” với tăng trưởng kinh tế thấp, chính trị bất ổn, nhà đầu tư thiếu niềm tin.

Ông Ath Pisalvanich cho biết 480 trong 4.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ Thái Lan có kế hoạch đầu tư sang các nước láng giềng như Indonesia, Myanmar và Lào.

Khoảng 1.440 doanh nhân Thái có khả năng di chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài. Nếu khủng hoảng chính trị tiếp tục bế tắc, năm tới con số này sẽ lên tới 2.800 doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư 200 tỷ bạt, tăng gấp 7 lần.

Theo Theo Bangkok Post
MỚI - NÓNG