Động đất 8.7 độ richter tại Sumatra: Vì sao không có sóng thần?

Động đất 8.7 độ richter tại Sumatra: Vì sao không có sóng thần?
(TPO) Được đánh giá là một trong những trận động đất mạnh nhất trong thế kỷ qua, nhưng lại không tạo những cột sóng thần hủy diệt như trận 9 độ richter hồi tháng 12/2004. Vì sao ?

Lý giải cho điều này cho các chuyên gia cho biết,  năng lượng của cơn động đất này đều tập trung về phía Nam, hướng về Mauritus, chứ không phải là về phía Ấn Độ Dương.

Frank Gonzalez, nhà Hải dương học thuộc Trung tâm bản đồ động đất của Cục Đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ nói : "Xung lực động đất đã giải phóng năng lượng về hướng Nam và Tây, do đó không đe dọa đến các quốc gia thuộc vùng vịnh Ấn Độ".

Đất liền lại không tập trung ở phía Nam, chỉ có loạt đảo Cocos, cách TP Perth của Australia khoảng 2.500 km về phía Tây Bắc.

Tâm chấn ở phía Bắc đảo Sumatra cách Tây Tây Bắc Sibolga 125 dặm và cách Tây Bắc thủ đô Jakarta 880 dặm. Dư chấn đã ảnh hưởng tới Malaysia, Singapore và phía Bắc Bangkok.

"Trận động đất này giống như anh em sinh đôi với trận động đất thảm họa mạnh 9 độ hồi 26/12 năm ngoái. Tất nhiên không phải là bản sao hoàn toàn của trận trước. Nó có cùng một kiểu giống như quả trứng gà và quả trứng vịt trong cùng một giỏ vậy".Kerry Sieh, chuyên gia địa chất học tại Học viện công nghệ California nhận xét. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử gần 1 thế kỷ qua, có hai trận động đất lớn giống về tính chất xuất hiện gần nhau đến vậy (cách nhau 3 tháng), ông nói tiếp. Từ năm 1906 đến nay, chỉ có 12 trận động đất lớn kiểu này xuất hiện.

Một nhân chứng từ Aceh mô tả, "bỗng chốc đất trời rung lắc chao đảo cực mạnh trong vòng khoảng 3 phút".

Theo các chuyên gia địa chất học, một trận động đất 9 độ richter sẽ giải phóng ra một năng lượng gấp đôi trận động đất 8.7 độ richter. Và cứ 1 độ richter tăng thêm, sức tàn phá (năng lượng giải phóng) của nó lại nhân lên gấp tới 33 lần.

3 giờ sau khi cơn động đất xảy ra, các chuyên gia Địa chấn học Mỹ đã "bắt" được tần sóng của cơn "sóng thần" nhỏ tại trạm đo thủy triều.

Cục Dự báo thời tiết của Australia cho biết đã có cột sóng cao 25 - 50 cm lướt qua đảo Cocos.

Hàng giờ sau, tại vùng có động đất, hàng loạt các trận động đất nhỏ (lớn nhất lên tới 6,7 độ richter) lại tiếp tục đe dọa khu vực, dân chúng chỉ biết hoảng sợ bỏ lên đồi.

Trận động đất Nias xảy ra ở vị trí 32 km dưới đáy biển cách Sibolga thuộc quần đảo Sumatra 215km  - độ sâu tương đương so với trận động đất hồi tháng 12 năm ngoái.

ĐÂY LÀ DƯ CHẤN CỦA ĐỘNG ĐẤT SUMATRA

GS-TS Nguyễn Đình Xuyên – chuyên gia hàng đầu về địa chấn thuộc Viện Vật lý Địa cầu (Viện KH&CN Việt Nam) khẳng định trận động đất mạnh 8,7 độ Richter tại Sumatra cuối ngày 28/3 là dư chấn lớn của trận động đất gây có tâm chấn ở Sumatra gây sóng thần làm hơn 270.000 người thiệt hôm 26/12 năm ngoái. “Dư chấn có thể nhỏ hơn 1 độ Richter so với trận động đất trước đây” – GS Xuyên nói – “Khu vực này sẽ còn phải hứng chịu nhiều đợt dư chấn nữa.”

Theo GS Xuyên, phải chờ rất lâu nữa khu vực này mới ổn định trở lại. Tại Việt Nam, hiện tượng tương tự cũng đã từng xảy ra sau trận động đất mạnh 6,7 độ Richter ở Tuần Giáo (Lai Châu) vào ngày 24/6/1983. Dư chấn mạnh 5,5 độ Richter đã xảy ra gần 1 tháng sau đó gây biến dạng lớn ở khu vực tâm chấn. Trong thời gian đầu sau động đất, dư chấn  sẽ xảy ra quanh vùng tâm chấn, sau đó sẽ xa dần, thậm chí ở vùng đứt gẫy khác, nhưng vẫn chỉ xảy ra ở những vùng lân cận.

Trong đêm 28/3, các trạm quan trắc địa chấn tại Việt Nam đã ghi nhận được những đợt sóng truyền trên mặt đất. Tuy nhiên GS Xuyên cho biết, với cường độ quá nhỏ nên không thể cảm nhận được hiện tượng này. “Trận dư chấn hầu như không ảnh hưởng gì đến Việt Nam.” – GS Xuyên kết luận.

MỚI - NÓNG
Một nhân viên của Ukrainian Armor chuẩn bị đặt súng cối vào hộp tại khu nhà xưởng không được công khai vị trí. (Ảnh: Reuter)
Ngành vũ khí nội địa Ukraine kêu khó đủ đường
TPO - Hàng trăm doanh nghiệp sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự đã mọc lên ở Ukraine kể từ khi cuộc xung đột với Nga nổ ra, nhưng nhiều doanh nghiệp trong số đó đang chật vật vì thiếu tiền và tất cả đều lo sợ sẽ trở thành mục tiêu của tên lửa Nga.