Đồng minh miễn cưỡng

Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) sẵn sàng gặp Tổng thống Iran Hassan Rouhani tại Liên Hiệp Quốc Ảnh:REUTERS - RIA NOVOSTI
Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) sẵn sàng gặp Tổng thống Iran Hassan Rouhani tại Liên Hiệp Quốc Ảnh:REUTERS - RIA NOVOSTI
TP - Cơn chấn động mang tên nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng cận Đông (ISIL) đang làm Trung Đông chao đảo. Từ một tổ chức Hồi giáo cực đoan vô danh, ISIL giờ đây đang được dự đoán có thể sẽ tạo ra một thay đổi vô tiền khoáng hậu, đó là sự hình thành của liên minh giữa hai quốc gia vốn không đội trời chung: Mỹ - Iran. 

Được thành lập để chống lại chính phủ Iraq theo Hồi giáo Shiite, ISIL lúc đầu tự động gia nhập chi nhánh Syria của mạng lưới khủng bố quốc tế Al Qaeda để gia tăng sức mạnh. 


Sau rất nhiều khó khăn, cuộc khủng hoảng ở Syria nổ ra đã mở ra một hướng đi mới cho ISIL, tham chiến vào phe nổi dậy chống chính phủ của Tổng thống Bashar Al Assad. 

Đây được coi là một mũi tên trúng hai đích, vừa tiếp tục được lý tưởng thống nhất cộng đồng Hồi giáo (Sunni) khắp thế giới dưới một thể chế chung, vừa “hợp pháp hóa” chiến tranh với những kẻ thù không chỉ là Mỹ mà còn là các chính quyền phe Hồi giáo Shiite. 

Điều quan trọng nhất khiến ISIL trở nên vô cùng nguy hiểm không phải là sự hung bạo của ISIL đã khiến cho cộng đồng Shiite ở Iraq khiếp đảm mà chính là khả năng tổ chức và hoạt động như một nhà nước thực thụ. 

Thực tế cho thấy, ngay sau khi chiếm đóng, ISIL đã thành lập quốc gia với bộ máy công quyền và dân sự khá hoàn chỉnh gồm tòa án, lực lượng cảnh sát, trường học, và các tổ chức từ thiện. 

Những người Sunni, vốn quá mệt mỏi với tình trạng bạo lực và bị phân biệt đối xử đã nhanh chóng đi theo ISIL. Sau khi ISIL tiến đến sát cửa ngõ Baghdad, khả năng ISIL thành lập được một nhà nước Hồi giáo của người Sunni tại Iraq đã bắt đầu xuất hiện. 

Một nhà nước của người lấy đạo luật Hồi giáo hà khắc Sharia làm chuẩn mực sẽ đẩy đất nước Iraq vào vòng xoáy thù hận giữa hai dòng Sunni và Shiite, vốn dĩ luôn tiềm ẩn suốt chiều dài lịch sử của cộng đồng người Arab. Không chỉ như vậy, với khả năng truyền nhiễm nhanh và mạnh, chẳng ai dám chắc là mô hình nhà nước Hồi giáo cực đoan này chỉ dừng lại ở miền đất Thánh Trung Đông.

Viễn cảnh khủng khiếp này đã buộc cộng đồng quốc tế phải có phản ứng, trong đó đi đầu là Mỹ và Iran. Mỹ chắc chắn sẽ không muốn kết quả của hơn 4.000 tỷ USD và hơn 4.000 sinh mạng mà nước này đã trả cho cuộc chiến tại Iraq trở thành vô giá trị. 

Iran, quốc gia của người Hồi giáo dòng Shiite, chắc chắn sẽ đối mặt với nguy cơ xung đột khi một nhà nước của dòng tôn giáo thù địch xuất hiện ngay bên cạnh. Điều này có nghĩa, cho dù không công khai thừa nhận nhưng mối nguy từ ISIL thực sự đã đẩy Mỹ và Iran lần đầu tiên miễn cưỡng đứng chung một chiến tuyến.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.