Dư luận Trung Quốc lo mất an ninh lương thực sau lệnh cấm bất thường

Trung Quốc xác định ngô là một loại lương thực chiến lược. (Ảnh: Xinhua)
Trung Quốc xác định ngô là một loại lương thực chiến lược. (Ảnh: Xinhua)
TPO - Cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm quản lý kho lương thực dự trữ chiến lược của Trung Quốc vừa gây lo lắng về chất lượng của lượng lương thực dự trữ của cả nước, đặc biệt là ngô, sau khi một cơ sở địa phương ra lệnh cấm mang tất cả các thiết bị chụp ảnh vào kho. 

Lệnh cấm do đơn vị quản lý nhà kho của Hợp tác xã dự trữ lương thực Trung Quốc (Sinograin) ở tỉnh Hắc Long Giang, miền bắc Trung Quốc, đưa ra từ tuần trước, trong bối cảnh tác động của đại dịch COVID-19, tình trạng lũ lụt nghiêm trọng và lượng mua từ Mỹ tăng kỷ lục đang làm dấy lên lo ngại về tình trạng an ninh lương thực ở quốc gia đông dân nhất thế giới. 

Lệnh cấm mang thiết bị chụp ảnh được đưa ra sau khi xuất hiện một video trên mạng ghi lại hình ảnh ngô mục nát trong nhà kho của Sinograin ở TP Zhaodong hồi giữa tháng 7. 
Hầu hết ngô trong kho này đã bị mốc và lẫn tạp chất. Video đang được lan truyền trên mạng Weibo. 

Video và cách phản ứng của cơ quan quản lý khiến dư luận lo ngại về nguy cơ thiếu ngũ cốc.

Dư luận Trung Quốc lo mất an ninh lương thực sau lệnh cấm bất thường ảnh 1 Hình ảnh ngô mục nát trong kho dự trữ ở Hắc Long Giang trong clip được đưa lên mạng

Trong những tuần gần đây, Bắc Kinh nói nhiều về an ninh lương thực quốc gia, sau khi những gián đoạn do COVID-19, lũ lụt ở miền nam và hạn hán ở miền bắc, cùng với những bất định do quan hệ Mỹ - Trung xấu đi gây ra nhiều lo lắng. 

Hiện chưa có bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang thiếu nguồn cung lương thực. Nhưng video về chất lượng ngô trong kho dự trữ khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi rằng liệu nguồn dự trữ lương thực của nhà nước có an toàn và đủ để đáp ứng như cầu trong nước. 

Lệnh cấm mang điệnt hoại di động và các thiết bị chụp ảnh càng làm dấy lên đồn đoán trên mạng rằng cơ quan phụ trách kho lương thực có thể đang che giấu tình trạng chất lượng lương thực trong kho nên mới phải ngăn hình ảnh lọt ra ngoài. 

Trước dư luận đó, Sinograin đăng một thông cáo trên Weibo vào tối 2/8 xác nhận đúng là clip được quay ở nhà kho Zhaozhou, nhưng khẳng định tổng công ty không cố che giấu bất kỳ vấn đề gì. 

Sinograin cũng thừa nhận lệnh cấm của cơ quan địa phương là thô lỗ và phê bình chi nhánh ở Hắc Long Giang. 

Chi nhánh Hắc Long Giang khẳng định sẽ cho phép người dân vào thăm kho lương thực vào ngày nào đó, nhưng không đưa ra thời gian hay hướng dẫn đăng ký cụ thể. 

Bảo đảm lương thực cho quốc gia 1,4 tỷ dân luôn là một trong những ưu tiên cao nhất của Bắc Kinh, nên chính quyền trung ương yêu cầu duy trì những kho dự trữ quốc gia lớn để bảo đảm an ninh lương thực. 

Số liệu mới nhất từ Văn phòng thông tin nhà nước công bố năm ngoái cho thấy năng lực dự trữ lương thực của nước này đạt 910 triệu tấn năm 2018. 

Trung Quốc nói rằng vụ mùa hè vừa qua đạt sản lượng 142,81 triệu tấn, tăng 0,9% so với năm ngoái, khẳng định đây là bằng chứng nữa cho thấy an ninh lương thực đang được bảo đảm. 
Nhưng giá tương lai tăng gần 30% từ tháng 1 năm nay gợi ý rằng có sự thiếu hụt trong nguồn cung cấp ngô nội địa. Ngô là ngũ cốc quan trọng dùng trong chăn nuôi, sản xuất đồ có cồn và nhiên liệu ethanol. 

Trước tình trạng giá cả tăng cao, Trung Quốc tăng mua ngô từ Mỹ với hợp đồng mua 1.937 tấn, theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp Mỹ đưa ra tuần trước. 

Đây là hợp đồng bán ngô lớn thứ ba mà Mỹ từng xuất khẩu và cũng là lượng ngô Mỹ lớn nhất mà Trung Quốc từng mua, vượt qua hợp đồng mùa 1.762 triệu tấn mới chốt cách đây 2 tuần. 
Ma Wenfeng, một nhà phân tích cấp cao tại hãng tư vấn nông nghiệp Orient Agribusiness ở Bắc Kinh, cho rằng giá ngô tăng cao là do sản lượng mùa hè sụt giảm, ngược lại với số liệu thống kê và khẳng định của nhà nước. 

Ma cho rằng sản lượng ngô trong vụ hè vừa qua có thể giảm tới 4,6% so với năm ngoái, xuống khoảng 135,17 triệu tấn, thấp hơn con số chính thức 7,64 triệu tấn và cũng là sản lượng thấp nhất kể từ năm 2013. 

Theo Theo SCMP
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.