Đức đồng ý mở hồ sơ Đức Quốc xã

Đức đồng ý mở hồ sơ Đức Quốc xã
TPO - Hôm qua, đại diện chính phủ Đức vừa đặt bút kí vào một thoả thuận cho phép các nhà nghiên cứu tiếp cận với một kho lưu trữ lên tới hàng triệu tài liệu về Đức Quốc xã.

Trong số đó có những tài liệu mô tả chi tiết về cuộc thảm sát người Do thái, theo lời Bộ trưởng ngoại giao Đức.

Bản hiệp ước có sự góp mặt của 11 quốc gia đang quản lí Dịch vụ truy tìm dấu vết Quốc tế, được xem như cánh tay phải của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế, làm nhiệm vụ giám sát kho dữ liệu này tại thị trấn Bad Arolsen.

Ban đầu, dịch vụ này được thiết lập ra sau thế chiến thứ hai để phục vụ cho công tác tìm kiếm những người bị mất tích. Qua thời gian, các nạn nhân còn sống sót, có đủ điều kiện để nhận các khoản bồi thường, cũng đăng kí với kho dữ liệu nhằm tìm lại những bằng chứng xác thực về việc họ bị ngược đãi.

Thứ trưởng Ngoại giao Guenter Gloser sẽ chính thức kí vào bản hiệp ước, dưới sự chứng kiến của đại diện mười nước còn lại trong một lễ kí kết được tổ chức tại Berlin.

Đại sứ Mỹ tại Đức, William Timken Jr., sẽ thay mặt Hoa Kỳ kí tên trong bản thoả thuận.

Việc cho mở cửa kho hồ sơ nói trên là nhằm đáp ứng nhu cầu của các nghiên cứu đang được tiến hành về Đức Quốc xã và nạn diệt chủng Do thái, cũng như thể hiện thái độ trân trọng của nước Đức đối với quá khứ.

Những nguời Do thái già nua, còn sống sót sau nạn diệt chủng, và gia đình các nạn nhân đã gây áp lực đòi thực hiện cam kết trên, bởi họ lo sợ một trang lịch sử đau thương chứa đựng cuộc đời những người thân yêu sẽ rơi vào quên lãng.

Trước đó, chính quyền Đức viện cớ việc rằng, các nhà nghiên cứu về nạn diệt chủng đối với người Do thái nếu tiếp cận được với những dữ liệu trên, sẽ xâm phạm tới các luật lệ về quyền bảo mật riêng tư của nước này. Tuy nhiên, Đức đã không còn tỏ thái độ chống đối kể từ đầu năm nay.

Trong một thoả thuận năm 1955, chỉ có các nạn nhân trong quá khứ của nạn diệt chủng mới có thế tiếp cận các thông tin thuộc kho lưu trữ. Những người khác chỉ có được các tài liệu dưới sự cho phép của các nạn nhân.

Sau lễ kí kết, bản hiệp ước cần phải được 11 quốc gia đã tham gia kí kết thông qua trước khi kho hồ sơ chính thức được mở.

Hà Giang
Theo BBC

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.