Kỷ niệm 187 năm Ngày sinh của F.Engels (28-11-1820 – 28-11-2007)

Engels - Vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại

Engels - Vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại
Friedrich Engels sinh ngày 28-11-1820 ở thành phố Barmen, nước Ðức. Thân phụ ông là một chủ tư bản lớn, rất sùng đạo, tháo vát về kinh doanh, giao du rộng, nhưng về chính kiến thì rất bảo thủ.
Engels - Vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại ảnh 1

Mẹ ông là một trí thức tinh tế, nhạy cảm, đôn hậu, hoạt bát, thích hài hước và yêu văn học nghệ thuật. Ông ngoại của Engels là một giáo sư đại học về ngôn ngữ học.

Engels có khuôn mặt tròn với bộ râu quai nón mầu hung rất đẹp, với cặp mắt xanh biểu lộ một trí lực cao. Lúc còn học ở trường, Engels là một học sinh chuyên cần, nhưng không chỉ chuyên tâm vào sách vở mà còn chơi thể thao, cưỡi ngựa, đánh kiếm, mê âm nhạc, giỏi đánh đàn piano, thích đi du lịch ở những vùng ngoại ô, tiếp xúc với cuộc sống của những người lao động.

Một số câu trích từ các tác phẩm của triết gia vĩ đại của nhân loại Friedrich Engels:

* Ta không nên quá ảo tưởng vào những chiến thắng của mình đối với thiên nhiên. Thiên nhiên sẽ trả thù ta cho mỗi một "chiến thắng" ấy.

* Những ý tưởng nhen nhóm, nuôi dưỡng lẫn nhau, giống như những tia lửa điện vậy.

* Khi con người thôi không là nô lệ của con người nữa thì con người lại trở thành nô lệ của đồ vật.

* Không thể chạy trốn khỏi số phận - hay nói cách khác, không thể trốn chạy khỏi những hậu quả tất yếu từ các hành động của mình.

* Đứa trẻ ít bị xúc phạm thì lớn lên sẽ trở thành người biết tự trọng nhiều hơn.

* Những quyết định nông nổi thường rất cao thượng, hào hiệp, và anh hùng nữa, nhưng thông thường chúng dẫn đến những điều ngu ngốc.

* Nếu cuộc hôn nhân vì tình yêu được coi là chuẩn mực đạo đức thì cuộc hôn nhân ấy chỉ được coi là đạo đức nếu như sau đó, tình yêu vẫn còn tiếp tục tồn tại.

* Một cá nhân được khắc họa tính cách không chỉ bằng những việc anh ta làm mà còn bằng cách anh ta làm việc ấy nữa.

* Sự hèn nhát làm mất đi trí tuệ.

* Nếu ta muốn cống hiến cho một sự nghiệp, một công việc nào đó thì trước tiên công việc ấy, sự nghiệp ấy phải trở thành sự nghiệp ích kỷ của riêng ta.

* Một dân tộc không thể được tự do nếu dân tộc ấy uy hiếp các dân tộc khác. Sức mạnh mà dân tộc này cần có để đè nén dân tộc khác cuối cùng sẽ luôn chống lại chính dân tộc ấy.

Theo Tuổi trẻ

Ðọc các sự tích tôn giáo, trước hết ông thưởng thức cái đẹp sau đó mới tìm đến ý nghĩa, do đó đối với Kinh Thánh, ông thích Cựu Ước hơn Tân Ước. Ông đã khám phá ra rằng chính con Người đã tạo ra Chúa theo hình ảnh của Người, chứ không phải Chúa đã tạo ra Người theo hình ảnh của Chúa.

Học ở bậc trung học, ông luôn suy nghĩ, nêu nghi vấn rồi tự tìm đọc thêm để tự giải đáp cho mình. Châm ngôn của Engels là "Tôi nghi ngờ những gì mà tôi chưa rõ". Do nhu cầu tra cứu, ông đã học thêm rất nhiều ngoại ngữ.

Mới 17 tuổi mà Engels đã biết 15 ngoại ngữ, nói và viết thông thạo tiếng la-tinh, cổ Hy Lạp, Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Hà Lan, Italia. Ngoài ra còn có thể đọc được các thứ tiếng Scandinap, Bồ Ðào Nha và tiếng Ba Lan, thậm chí cả một thổ ngữ Bắc Ireland mà trên khắp trái đất chỉ có 550 người nói.

Năm 1837, thân phụ của Engels lập một công ty riêng, muốn cậu con cả bỏ thi tốt nghiệp trung học để đưa vào đào tạo tại hãng buôn của người bạn kinh doanh của ông. Nhưng, công việc buôn bán không cản trở được ông trong việc tự học. Ai đã đọc cuốn Chống Ðuy-rinh xuất bản vào năm 1878, đều có thể nhận thấy Engels đã có sự uyên bác trên nhiều lĩnh vực: vũ trụ học, thiên thể học, vật lý học, hóa học, sinh vật học, đạo đức và pháp quyền, kinh tế chính trị học, triết học... Ðược như vậy là do Engels đã có nghị lực phi thường trong việc tự tìm tòi nghiên cứu, từ thời còn là học sinh ở trường đến suốt cả cuộc đời của mình.

Với những kinh nghiệm thực tiễn trong những năm tháng gia nhập binh đoàn pháo binh và tham gia các trận đánh chống lại quân Phổ cùng với việc theo dõi các hoạt động của quân cách mạng ở Hungary, Engels đã viết nên tập Luận văn quân sự nổi tiếng.

Sống trong một trung tâm công nghiệp, từ nhỏ Engels đã tận mắt nhìn thấy cảnh bần cùng hóa của công nhân lao động. Năm 1842, khi Engels đến Manchester, làm công cho một hãng buôn, ông đã đi thăm những nơi công nhân sống chen chúc trong cảnh nghèo nàn, bẩn thỉu. Ông đã tìm đọc tất cả những gì người trước đã viết về cuộc sống của công nhân. Cuốn Tình cảnh giai cấp công nhân Anh của ông đã miêu tả một cách chân thực và sâu sắc nhất cuộc sống khốn cùng của giai cấp công nhân.

Chính Engels, lần đầu tiên đã phát hiện ra rằng, giai cấp công nhân không chỉ là giai cấp đau khổ trong xã hội tư bản, mà còn là giai cấp có sứ mệnh đấu tranh cho sự giải phóng cuối cùng của mình, đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội.

Ông lấy vợ, bà Mary Burns, sau khi bà mất, ông sống chung với em gái của bà Mary, nhưng đều không có con. Hai bà là nữ công nhân thực sự cha truyền con nối của xứ Ireland và đều là những nhà yêu nước kiên cường.

Năm 1844, trên đường từ Anh trở về Ðức, khi đi qua Paris (Pháp) ông gặp Marx mà trước đó ông đã liên lạc bằng thư từ. Hai người cùng chung lý tưởng đã kết bạn với nhau từ đó cho đến suốt đời. Nhiều công trình lý luận nổi tiếng đã mang tên Marx - Engels, trong đó có bản Tuyên ngôn của Ðảng Cộng sản, mà Lê-nin đã cho rằng "Cuốn sách nhỏ ấy có giá trị bằng hàng bộ sách".

Cuối năm 1850 Engels từ Ðức trở lại Anh, làm công cho một hiệu buôn để lấy tiền chu cấp cho Mác hoàn thành việc viết bộ sách Tư bản. Sau khi Marx qua đời, Engels đã gác phần nghiên cứu khoa học của ông để dành toàn bộ sức lực biên tập và xuất bản hai tập cuối của bộ Tư bản.

Trong thời gian từ năm 1844 lúc Engels 24 tuổi cho đến năm 1883 lúc Marx mất, hai người đã viết cho nhau 1.386 bức thư. Nghiên cứu các bức thư đó, Lê-nin cho là "có giá trị khoa học và chính trị rất lớn". Marx đã vô cùng thán phục khi nhắc đến Engels: "Khỏi phải nói, Friedrich là một khối óc sắc sảo, ông biết rộng vô cùng! Quả là một pho bách khoa toàn thư! Mà làm việc thì Engels có thể làm bất kỳ lúc nào, ngày cũng như đêm, ngay sau bữa ăn no nê hay khi bụng đói như cào, mà suy nghĩ, viết lách thì nhanh như quỷ sứ". Còn về Engels, ông rất thích thú và cảm phục về năng lực phân tích và tổng hợp của Marx, luôn khiêm tốn nhận rằng: "Marx là một thiên tài, còn chúng ta giỏi lắm chỉ là những người có tài mà thôi".

10 giờ 30 phút ngày 5-8-1895 Engels từ trần một cách bình thản. Sinh thời, ông ghét cay ghét đắng mọi sự sùng bái đối với ông. Vì vậy, ông quyết định sau này để tang ông chỉ nên tiến hành trong một số ít người, thi hài được hỏa táng và tro được ném xuống đại dương mênh mông để đêm ngày sóng vỗ vào lòng đất mẹ.

Thứ bảy, 2 giờ chiều 10-8-1895, chiếc quan tài để thi hài Engels đã đặt tại nhà thiêu xác ở Yoking cách Luân Ðôn gần 30 dặm, phủ đầy hoa tang từ các nước Ðức, Áo, Pháp, Anh, Italia, Bỉ, Hà Lan, Nga, Ba Lan, Bulgaria... Những người đại diện cho tất cả các dân tộc văn minh đã tập hợp bên cạnh linh cữu Người. Toàn thể loài người khao khát một nền tự do và tình hữu ái, mong muốn có ánh sáng và hạnh phúc, đã mất đi người chiến sĩ tiên phong dũng cảm và hào hiệp nhất của mình.

Phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Ðảng ta do Bác Hồ sáng lập, được trang bị vũ khí lý luận vô cùng sắc bén, đó là thế giới quan, phương pháp luận duy vật biện chứng, là quan điểm duy vật về lịch sử, là học thuyết về giá trị thặng dư... Người làm ra loại vũ khí trí tuệ đặc biệt đó, cùng với Karl Marx là Engels.

Engels còn để lại cho chúng ta một tấm gương của người chiến sĩ cộng sản về ý chí chiến đấu cách mạng, về sự gắn bó máu thịt với giai cấp công nhân và bà con lao động nghèo, về nghị lực trong tự học, tự nghiên cứu với tinh thần độc lập suy nghĩ và ý thức phê phán, về tình bạn thủy chung trong sáng, về đức khiêm tốn và lối sống có nghĩa có tình.

Friedrich Engels là một vị lãnh tụ vĩ đại của phong trào công nhân, một bậc thiên tài trong lịch sử nhân loại. Engels cùng với Marx - Lê-nin - Hồ Chí Minh, sống mãi trong sự nghiệp cách mạng của nhân loại, của Ðảng ta, nhân dân ta.

Theo Nhân Dân

MỚI - NÓNG