EU đánh giá lại các nhà máy điện hạt nhân

EU đánh giá lại các nhà máy điện hạt nhân
TP - Ngày 15-3 tại Bỉ, hơn 100 quan chức Liên minh châu Âu (EU) họp để thảo luận và đánh giá lại tình trạng các nhà máy điện hạt nhân của những nước thành viên sau khi xảy ra khủng hoảng phóng xạ tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima số 1 của Nhật Bản.

> Nhật Bản sơ tán khẩn cấp vì phóng xạ tăng cao
> Toàn cảnh vụ động đất gây sóng thần tấn công Nhật Bản
> Đức tạm đóng cửa một loạt nhà mày hạt nhân

Phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu Olivier Bailly cho biết, EU hiện có 143 nhà máy điện nguyên tử đang hoạt động. Các quan chức EU mong muốn có cái nhìn toàn diện về quy trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân, khả năng ứng phó tình trạng khẩn cấp tương tự tại Nhật Bản.

Các quan chức và chuyên gia EU cũng thảo luận quyết định của Thủ tướng Đức Angela Merkel về việc sẽ cho đóng cửa 7 trong số 17 nhà máy điện nguyên tử của Đức trong 3 tháng tới.

Thủ tướng Đức Merkel cho rằng, dù động đất ở Đức hiếm khi xảy ra, nếu có cũng nhẹ, nhưng những gì chứng kiến ở Nhật Bản mấy ngày qua cho thấy những biện pháp an toàn hạt nhân tại các nhà máy của Đức hiện nay chưa đủ; khâu thiết kế nhà máy điện hạt nhân cho đến nay chứng tỏ chưa đủ để chống chọi thiên tai.

Thủ tướng Merkel đã trao đổi với Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy về việc sẽ đưa ra thảo luận vấn đề an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân tại Hội nghị Thượng đỉnh G-20 tổ chức tại Pháp cuối tháng này.

Vừa qua, bà Merkel cho đóng cửa tạm thời tất cả các nhà máy điện hạt nhân được xây dựng ở Đức trước năm 1981, và dự kiến đóng cửa toàn bộ 17 nhà máy điện hạt nhân của Đức vào năm 2021.

Đến nay, chỉ có 13 trong tổng số 27 quốc gia thành viên EU có nhà máy điện nguyên tử. Litva đang có kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Đ.P
Theo AP

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.