EU lại 've vãn' Ukraine

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk (trái), Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker (phải) và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko trong cuộc họp báo sau hội nghị tại Kiev. Ảnh: REUTERS
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk (trái), Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker (phải) và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko trong cuộc họp báo sau hội nghị tại Kiev. Ảnh: REUTERS
TPO - EU sẽ thực hiện hiệp định thương mại tự do với Ukraine trong năm tới bất chấp áp lực từ phía Nga. Bên cạnh việc hỗ trợ về tiền bạc, liên minh này tỏ ra nhẹ tay, phớt lờ việc vi phạm ngừng bắn ở vùng giao tranh Ukraine.

Hỗ trợ tiền, xúc tiến ký kết thương mại


Tại Hội nghị Thượng đỉnh Ukraine - EU diễn ra hôm 27/4, Tổng thống Ukraine Poroshenko đặt thời hạn gia nhập EU trong 5 năm tới, đồng thời khẳng định đây là mục tiêu chủ chốt để Kiev tiến hành cải cách và là mục tiêu chính trong “Chiến lược 2020”.

Tuy nhiên, Cao ủy EU phụ trách chính sách láng giềng và mở rộng Johannes Hahn đã dội một gáo nước lạnh khi nói rõ EU không có kế hoạch mở rộng trong vòng ít nhất 10 năm tới nhưng vẫn tiếp tục đàm phán với các nước liên quan.

Theo số liệu của EU, liên minh này xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá 23,9 tỉ euro sang Ukraine và nhập lượng hàng trị giá 13,8 tỉ euro trong năm 2013.

Mặc dù vậy, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker vừa cho biết, thỏa thuận thương mại tự do giữa EU và Ukraine sẽ có hiệu lực vào tháng 1/2016, bất chấp yêu cầu từ trì hoãn từ phía Nga. 

Đồng thời, các quan chức liên minh châu Âu cũng khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ tài chính cho Ukraine. EU sẽ hỗ trợ 1,8 tỉ euro cho Ukraine và hỗ trợ  thêm 70 triệu euro nữa để cải thiện môi trường Nhà máy điện nguyên tử Chernobyl (bị phát nổ năm 1986).

Trước đó, Nga tìm cách chống lại những nỗ lực của châu Âu nhằm hợp nhất Ukraine và đưa nó ra khỏi phạm vi quỹ đạo của Moscow. "Nga đang cố gắng trì hoãn việc thực thi hiệp định trong vòng ít nhất một năm", theo một quan chức Ukraine. 

Hiệp định này là vấn đề cốt lõi của những căng thẳng phát sinh từ cuộc chiến gay go với những ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt ở Kiev, sự sáp nhập Crimea vào Nga, xung đột vũ trang ở miền Đông Ukraine, và mối lo ngại của một số nước phương Tây về một cuộc chiến tranh lạnh mới.

Nga tố EU không muốn Ukraine ngừng bắn

Theo Reuters, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 5/5 đã cáo buộc "một ai đó trong Liên minh châu Âu (EU)" đang cố gắng ngăn cản việc thực thi lệnh ngừng bắn ở miền Đông Ukraine.


Binh sỹ Ukraine đứng gác ở làng Peski gần Donetsk, ngày 23/4.
Binh sỹ Ukraine đứng gác ở làng Peski gần Donetsk, ngày 23/4.

Ông Lavrov cũng cáo buộc EU ngoảnh mặt làm ngơ trước những cuộc tấn công khiến dân thường thiệt mạng ở những khu vực do phe ly khai kiểm soát.

Tại thủ đô Minsk của Belarus hôm 12/2, phe ly khai và Chính phủ Ukraine đã nhất trí về một lệnh ngừng bắn. 

Tuy nhiên, thỏa thuận ngừng bắn đã thất bại khi gần đây hai bên lại liên tục nã đạn vào nhau khiến thương vong vẫn liên tục xảy ra.

Mới đây, sau phát biểu của Tổng thống Ukraine ngày 30/4 rằng chiến tranh chỉ kết thúc khi Kiev giành lại Donbas và Crimea, quân đội Ukraine đã gia tăng tần suất pháo kích vào Donetsk, phát ngôn viên của lực lượng ly khai tại đông Ukraine cho biết.

Hãng tin Itar-Tass cũng dẫn lời phát ngôn viên nước Cộng hòa tự xưng Donetsk Eduard Basurin cho hay, lực lượng Ukraine đóng tại làng Opytnoye đã nổ súng vào khu vực sân bay Donetsk hơn 140 lần trong 24 giờ qua.

“Khu vực sân bay Donetsk và trung tâm Volvo đã phải hứng chịu các đợt pháo kích và đạn súng cối”, ông Basurin cho biết. “Đạn được bắn từ pháo 120mm, súng cối 120mm và 82mm”.

Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, cuộc khủng hoảng Ukraine kể từ khi nổ ra hồi tháng 4 năm ngoái đã cướp đi sinh mạng của hơn 6.500 người.

Ngoại trưởng Nga, Mỹ điện đàm về Ukraine

Theo TASS, Bộ Ngoại giao Nga thông báo Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ John Kerry ngày 5/5 đã có cuộc điện đàm theo yêu cầu của phía Mỹ. Hai quan chức ngoại giao hàng đầu của Nga và Mỹ “đã trao đổi các nhiệm vụ về tình hình ở Donbass trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng Ukraine, cũng như những vấn đề khác nhau trong quan hệ song phương.” Cuộc điện đàm này là cuộc trao đổi lần thứ 3 trong chưa đầy một tháng qua.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.