EU, Nhật Bản bắt tay chống chính sách bảo hộ của Trump

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk hội nghị thượng đỉnh EU-Japan tại Brussels, Bỉ ngày 6/7/2017. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk hội nghị thượng đỉnh EU-Japan tại Brussels, Bỉ ngày 6/7/2017. Ảnh: Reuters
TPO - Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) đồng ý về một hiệp ước thương mại tự do, tạo ra khu vực kinh tế mở lớn nhất thế giới và báo hiệu sự phản kháng đối với những chính sách bảo hộ nội địa của của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Hiệp ước được ký tại Brussels vào đêm trước khi các cuộc họp với Tổng thống Donald Trump tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hamburg. Theo giới phân tích, “thỏa thuận chính trị” giữa hai nền kinh tế chiếm 1/3 GDP toàn cầu là một dấu hiệu phản kháng đối với chính quyền Trump.

Tuy nhiên, hiệp định vẫn bỏ ngỏ một số lĩnh vực mà tiến trình đàm phán chưa kết thúc, mặc dù các quan chức nhấn mạnh những trở ngại chính đã được khắc phục.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu tại một cuộc họp báo với các lãnh đạo cơ quan của EU, ông Donald Tusk và Jean-Claude Juncker, rằng: “Trước thềm hội nghị thượng đỉnh G20, tôi tin rằng Nhật Bản và EU đang chứng tỏ ý chí chính trị mạnh mẽ của chúng tôi để chắp cánh bay ngọn cờ về tự do thương mại chống lại một xu thế chuyển hướng sang chủ nghĩa bảo hộ”.

Ông Juncker, Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu nói: “Không có sự bảo vệ nào trong chủ nghĩa bảo hộ”, đồng thời hy vọng hiệp định có thể có hiệu lực vào đầu năm 2019.

Báo động đỏ với chính sách “America First”

Sự e dè về những cạnh tranh nhập khẩu giá rẻ từ các nhà lắp ráp xe hơi châu Âu và các nhà sản xuất sữa Nhật Bản đã luôn là vấn đề gai góc đối với nước Mỹ. Tuy nhiên, các quan chức Washington cho rằng, Nhật Bản và EU đã bỏ quên một hệ thống thương mại mở đa phương diện để nhắm vào một chính sách kinh tế đầy thù địch “America First”.

Các khoản thuế quan hầu hết từ hoạt động thương mại song phương của họ, mà Thủ tướng Nhật Abe ghi nhận, chiếm khoảng 40% tổng thương mại thế giới, sẽ giảm dần trong một vài năm tới và các lĩnh vực kinh tế khác như hệ thống đấu thầu công khai của Nhật Bản sẽ được tiến hành.

Cả hai bên đang cùng tạo ra một thỏa thuận hợp tác song phương về các vấn đề chính trị rộng lớn hơn như an ninh, hỗ trợ khủng hoảng và biến đổi khí hậu. Dự báo rằng thỏa thuận này sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và việc làm ở Nhật Bản và châu Âu.

Một chi tiết cần được giải quyết là các khiếu nại như thế nào từ các thương vụ sẽ đưa lên những cấp quản lý nào để giải quyết theo quy định nào. Đó là một chủ đề nhạy cảm ở châu Âu do lo ngại rằng các hiệp định thương mại sẽ tạo ra sức mạnh cho các công ty đa quốc gia lớn. Các nghị viện châu Âu gần như đã ngăn cản một thỏa thuận với Canada hồi năm ngoái về các vấn đề tương tự như vậy.

Lãnh đạo các nhà sản xuất ô tô châu Âu đã yêu cầu ít nhất 7 năm để cắt giảm mức thuế lên tới 10% đối với ô tô Nhật Bản và một quan chức cao cấp của EU nói họ, các nhà lắp ráp ô tô của châu Âu sẽ "không thất vọng”.

Hầu hết các mặt hàng thực phẩm của EU xuất khẩu sang Nhật sẽ được giảm thuế theo thời gian kể cả trong một số lĩnh vực nhạy cảm như pho mát và các sản phẩm sữa khác, nhưng nhìn chung họ vẫn bị giới hạn bởi hạn ngạch.

Hơn 200 sản phẩm châu Âu được hưởng lợi từ việc bảo vệ địa lý, ví dụ thịt lợn hun khói Parma có xuất xứ từ khắp thành phố của người Ý, sẽ không phải đối mặt với sự cạnh tranh của Nhật Bản dưới những nhãn mác mang cái tên đó.

Tusk, cựu Thủ tướng Ba Lan, đã đăng một bản tweet khẳng định thỏa thuận với Nhật Bản bằng những từ "Global Europe – Một châu Âu toàn cầu”.

Theo Theo Reuters
MỚI - NÓNG
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
TPO - Những chuyến du thuyền ngắm vịnh Hạ Long đã được đặt kín từ 2-3 tháng trước nên dự báo không đủ sức cung ứng cho dịp 30/4-1/5 cho khách nội địa. Do đó, đại diện một số doanh nghiệp lữ hành chia sẻ rằng liên tục phải từ chối hàng chục cuộc gọi đặt tour này mỗi ngày trong thời gian gần đây.