G8 đạt được đồng thuận về khí hậu

G8 đạt được đồng thuận về khí hậu
Lãnh đạo nhóm các nước công nghiệp hàng đầu, G8, trong cuộc họp tại Đức đã đạt được thỏa thuận cùng nhau làm việc để giải quyết thay đổi khí hậu.
G8 đạt được đồng thuận về khí hậu ảnh 1
Ông Bush không đồng ý với kế hoạch cắt giảm khí thải nhà kính do Đức đưa ra

Thủ tướng Đức, và cũng là nước chủ nhà của hội nghị, Angela Merkel, nói lãnh đạo của tám nước đã đồng ý cắt giảm mạnh các khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Bà Merkel nói thêm nhiều lãnh đạo cũng đồng ý nghiên cứu đề nghị cắt giảm khí thải một nửa từ nay cho đến năm 2050. Bà Merkel miêu tả đây là một bước đi quan trọng và nói thêm các cuộc đàm phán trong tương lai sẽ được thực hiện dưới sự bảo trợ của Liên hiệp quốc.

Sáu trong số tám nước tham dự khối G8 đồng ý với mục tiêu giảm một nửa khí thải từ nay cho đến năm 2050. Hai nước Nga và Hoa Kỳ muốn có thêm thời gian để suy nghĩ về chủ đề này. Những người chỉ trích thỏa thuận nói rằng nó thiếu các hình thức chế tài.

Ngay cả trước khi các lãnh đạo đặt chân tới địa điểm hội họp, Hoa Kỳ đã bác kế hoạch của Đức khi nước này đưa ra các mục tiêu bắt buộc để giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính khoảng 50 phần trăm từ nay cho tới năm 2050.

Tuy nhiên, Nhà Trắng nói rằng đã xuất hiện một sự đồng thuận về cách giải quyết thay đổi khí hậu trên thế giới. Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Bush, Stephen Hadley, nói rằng cần phải có một cơ sở khung để giải quyết chủ đề ấm nóng toàn cầu. Và Hoa Kỳ sẽ không đặt bút ký vào bất cứ văn bản gì mang tính răàng buộc.

Hy vọng

Trước đó theo phóng viên BBC tại địa điểm hội nghị có vẻ như tổng thống Bush và cố vấn của ông đã nhấn chìm mọi hy vọng của Đức nhằm đưa các nước vào một thỏa thuận có tính chất bắt buộc cắt giảm lượng khí thải nhà kính.

Tuy vậy sau bữa ăn trưa với thủ tướng nước chủ nhà, bà Angela Merkel, ông Bush nói đến thiện chí của ông muốn làm việc cùng lãnh đạo nước Đức.

"Tôi đến hội nghị này với một ý định khá mạnh mẽ để làm việc cùng quý vị về một giải pháp sau hội nghị Kyoto về làm cách nào chúng ta có thể đạt được các mục tiêu chính yếu. Đó là thứ nhất giảm bớt khí thải gây hiệu ứng nhà kính, và thứ nhì là làm sao không phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu truyền thống". - Ông nói.

Các phóng viên cho rằng quan chức chính phủ thuộc nhóm nước G8, những người đã bỏ nhiều công sức ra chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh này, với nhiều phiên họp căng thẳng trong nhiều tháng qua, có thể nay phải chấp nhận sẽ có nhiều cuộc họp đến khuya để làm sao đưa ra được một thứ ngôn ngữ mang tính thỏa hiệp về thay đổi khí hậu để lãnh đạo nhóm tám nước có thể đồng ý vào cuối tuần này.

Theo BBC

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.