'Giải mật' quan hệ Trung - Hàn

Sức mạnh quân sự của Nhật Bản là một trong những mối quan ngại chung của Trung Quốc và Hàn Quốc
Sức mạnh quân sự của Nhật Bản là một trong những mối quan ngại chung của Trung Quốc và Hàn Quốc
TPO - Trong khi đang phải vật lộn với những thách thức trong nước, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye còn phải đối mặt với những vấn đề đối ngoại khó gõ như: những khiêu khích tên lửa của Triều Tiên, các lợi ích kinh tế của Hàn Quốc đang gặp bất trắc tại Irắc…

Tình hình càng tồi tệ hơn khi chính phủ Shinzo Abe công bố sửa đổi Điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản, cho phép Tokyo triển khai lực lượng phòng vệ ra bên ngoài, làm phức tạp thêm mối quan hệ láng giềng của Seoul.

Giữa thời điểm khó khăn này, chuyến thăm nhà nước chính thức của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Hàn Quốc có giúp củng cố vị thế đối ngoại của Hàn Quốc?

Triều Tiên: Vấn đề muôn thuở

Đa phần sự chú ý của truyền thông tập trung vào mục đích chuyến thăm không nằm trong kế hoạch này của ông Tập Cận Bình tới Seoul là nhằm đàm phán về vấn đề Triều Tiên, và có thể là một sự không bằng lòng với Chủ tịch Triều Tiên Kim Châng-un.

Chuyến thăm có thể với mục đích làm thiết lập mối quan hệ gần gũi hơn với Hàn Quốc nhằm gia tăng sức ép với Triều Tiên.

Tuy nhiên, mối quan hệ Trung-Hàn những năm gần đây không chỉ có vậy. Mối quan hệ đã phát triển vượt ra ngoài mối quan ngại chung về tham vọng hạt nhân hay khiêu khích tên lửa của Bình Nhưỡng.

Nhật Bản mới là tâm điểm chính

Một lĩnh vực hợp tác là nỗ lực chung của hai bên nhằm chỉ trích chính sách đối ngoại của chính phủ Nhật Bản. Hàn Quốc đã phối hợp chặt chẽ với Trung Quốc trong việc xây dựng những đài tưởng niệm đối với cuộc đấu tranh giành đôc lập của Hàn Quốc tại những địa điểm mang ý nghĩa biểu trưng dọc các tỉnh Hắc Long Giang, Cát Lâm và Liêu Ninh của Trung Quốc.

Bên cạnh đó là nỗ lực của Trung Quốc nhằm tố cáo sự tàn bạo của Nhật Bản tại Trung Quốc trong chiến tranh Trung- Nhật lần thứ hai.

Đó làm những thông điệp gửi tới Tokyo rằng, các vấn đề lịch sử chưa được giải quyết như vấn đề ”phụ nữ giải khuây” (những người phụ nữ bị quân đội chiếm đóng của đế quốc Nhật Bản ép buộc làm nô lệ tình dục trước Chiến tranh thế giới thứ hai) vẫn đang gây trở ngại trong quan hệ giữa 3 nước.

Với các vấn đề đối ngoại hiện nay, sự lên án chủ nghĩa quân phiệt của Nhật Bản trong quá khứ nhằm thẳng vào ý định của Tokyo trao cho quân đội quyền lực lớn hơn.

Cảnh báo Mỹ chệch hướng tại Tây Thái Bình Dương

Từ phía Tổng thống Park, hợp tác chặt chẽ hơn với Chủ tịch Tập Cận Bình cũng nhằm gửi thông điệp tới Mỹ, quốc gia đã hoan nghênh đợt sửa đổi hiến pháp Nhật Bản lần này.

Seoul đã nhận ra viễn cảnh chính sách đối ngoại của Washington trong khu vực tập trung vào các quốc gia Đông Á đang chia sẻ gánh nặng quốc phòng ngày càng lớn hơn cho Mỹ ở bờ Tây Thái Bình Dương.

Trong bối cảnh này Nhà Xanh liên tục nhấn mạnh ý định tăng cường hiện diện quân sự của Hàn Quốc trong khu vực thông qua mối quan hệ gần gũi hơn với Nhật Bản.

Tuy nhiên, với việc gần gũi hơn với Bắc Kinh về cách vấn đề đã được Washington hỗ trợ, Seoul nhấn mạnh với Nhà Trắng rằng vị thế hiện tại của Nhật Bản đang làm tổn hại tới việc đảm đương vai trò an ninh lớn hơn trong khu vực của cả Hàn Quốc và Nhật Bản.

Tuy nhiên, cũng có những hạn chế đối với Tổng thống Park trong việc tận dụng mối quan hệ gần gũi giữa Seoul với Bắc Kinh nhằm tác động tới sự hình thành mối quan hệ chiến lược 3 bên Mỹ-Hàn-Nhật.

Những hạn chế này phản ánh thực tế rằng Seoul không có một “giới hạn đỏ” trong quan hệ với Tokyo. Và trong khi quan hệ giữa Hàn Quốc với Trung Quốc đang ấm lên đáng kể trong 20 năm qua, rất có thể Hàn Quốc sẽ chưa sẻ vị thế đối ngoại và các mối quan tâm với Bắc Kinh hơn là với Tokyo. 

Theo Theo The Diplomat
MỚI - NÓNG