Giàu chưa chắc đã sướng...

Giàu chưa chắc đã sướng...
Một khảo sát mới đây về mức độ thỏa mãn của mọi người cho thấy rất nhiều người dân sống tại các nước giàu nhất thế giới không hài lòng với cuộc sống của họ.
Giàu chưa chắc đã sướng... ảnh 1
Sự thoả mãn với cuộc sống ngày càng trở thành thước đo quan trọng

Một cuộc thăm dò mà BBC thực hiện chỉ ra rằng tại một số nước - đặc biệt tại Anh và Mỹ - người dân ngày càng cảm thấy khốn khổ hơn mặc dù giàu có hơn trước kia.

Đây có lẽ là một trong những thách thức lớn nhất đối với các quốc gia phát triển trên toàn thế giới.

Khi thu nhập bình quân vượt quá mức 15 ngàn đôla, số của cải kiếm thêm này không có nghĩa là người ta sẽ cảm thấy sung sướng hơn.

Giàu nhưng vẫn khổ

Tại một số nước, đặc biệt tại Hoa Kỳ, có vẻ như mặc dù người ta đã ở mức giàu nhất so với trước đây, người dân ngày càng cảm thấy khốn khổ hơn.

Tại Anh, mức độ hạnh phúc, hay thỏa mãn, vẫn giữ nguyên kể từ thập niên 1950 cho dù Anh Quốc hiện đã giầu gấp ba lần so với thời điểm đó.

Các chính phủ bị buộc phải cân nhắc lại mục đích của chính trị: liệu mục tiêu hàng đầu của họ là làm cho người dân giàu hơn hay làm cho họ cảm thấy hạnh phúc hơn?

Những nước mà người dân cảm thấy hạnh phúc thường có năng suất cao hơn, tình trạng sức khỏe của dân chúng tốt hơn và mọi người nhìn chung sáng tạo hơn, tuổi thọ trung bình cũng cao hơn.

Chất lượng cuộc sống là điều quan trọng.

Trên thực tế, Liên Hiệp Quốc và các công ty đa quốc gia ngày càng chú trọng hơn tới việc đánh giá và so sánh mức độ hạnh phúc của người dân các nước.

Cuộc thăm dò của đài BBC cho thấy tại nước Anh, 81% dân chúng cho rằng chính phủ nên tập trung làm sao giúp người dân cảm thấy hạnh phúc hơn.

Và nếu họ thực sự nghiêm túc, điều này có nghĩa là các chính phủ phải cân nhắc lại các chính sách của mình một cách triệt để.

Việc di chuyển lao động, chuyện đi lại tới nơi làm việc, giờ làm việc dài đều có tác động xấu tới cảm giác của mọi người.

Khoảng cách giàu nghèo lớn có vẻ cũng làm giảm cảm giác hạnh phúc của mọi người, và khiến nhiều người cho rằng việc áp đặt thuế ở mức nhất định làm người dân tại một số nước cảm thấy thoả mãn hơn.

Tuy nhiên, người ta cũng phải lo làm sao cân bằng, vì chuyện làm tăng cảm giác hạnh phúc có thể dẫn tới việc người dân sẽ không đạt được mức độ giàu sang mà họ từng có, và câu hỏi đặt ra là như vậy, liệu họ có hài lòng với chuyện đó?

Theo BBC

MỚI - NÓNG