Hai cách ứng xử

Hai cách ứng xử

Các nỗ lực nhằm ngăn chặn thảm họa này dù rất tốn kém, nhưng vẫn chưa mang lại kết quả. Trước sức ép của chính quyền Mỹ và người dân Mỹ, BP (Tập đoàn năng lượng của Anh) - chủ vận hành giàn khoan nói trên, đã lập quỹ 20 tỷ USD để bồi thường cho các nạn nhân.

Điều đáng nói cùng là thảm họa môi trường, nhưng người Mỹ lại có cách ứng xử khác nhau. Trong khi Tổng thống Mỹ Barack Obama không bỏ qua bất cứ cơ hội nào để đòi BP bồi thường thiệt hại cho tất cả những ai đã và sẽ bị ảnh hưởng bởi thảm họa tràn dầu, đồng thời chịu trách nhiệm dọn sạch môi trường ở các khu vực bị ảnh hưởng, dường như ông đã quên một điều rằng trong khoảng thời gian diễn ra cuộc chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã rải khoảng 80 triệu lít chất độc da cam và các hóa chất khác xuống quốc gia nhỏ bé này, phá hủy nhiều diện tích rừng và mùa màng, giết hại hàng nghìn người dân. Hiện vẫn còn hơn 3 triệu nạn nhân đang sống vật vã, do bị ảnh hưởng bởi hóa chất độc hại trên.

Trong nhiều năm qua, vấn đề chất độc da cam/dioxin luôn là một trong những nhân tố cản trở sự cải thiện mối quan hệ Mỹ - Việt. Thế nhưng, đã đến lúc giới chức Mỹ cần có cách tiếp cận thiện chí hơn trong vấn đề này. Các công ty hóa chất của Mỹ cần phải thừa nhận trách nhiệm và có những hành động đúng đắn để bù đắp cho những nạn nhân chịu ảnh hưởng khủng khiếp của chính những chất độc do họ sản xuất vì đó là vấn đề nhân đạo và nhân văn.

Phiên điều trần thứ ba về chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam do Tiểu ban châu Á - Thái Bình Dương và Các vấn đề về môi trường toàn cầu thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ vừa diễn ra ngày 15-7 tại thủ đô Washington. Hy vọng các nghị sĩ Mỹ sẽ có thêm thông tin về sự hợp tác giữa hai nước trong việc giải quyết các vấn đề liên quan tới nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam, qua đó các nhà lập pháp Mỹ có thể nghiên cứu những hoạt động tài trợ liên quan.

Rõ ràng, những hành động hiệu quả và kịp thời của Quốc hội Mỹ trong việc giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam sẽ là nhân tố quan trọng giúp hàn gắn vết thương chiến tranh khi nhân dân hai nước đang nỗ lực xây dựng mối quan hệ hữu nghị và hòa bình. Mong rằng chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ là cơ hội để tăng thêm sự phản hồi của Chính phủ Mỹ trong việc giải quyết vấn đề nhân đạo này.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.