Hai nghi can vụ trộm đoạn băng điện đàm Anh - Mỹ

Thành viên Anonymous thường giấu mặt trong chiếc mặt nạ trắng
Thành viên Anonymous thường giấu mặt trong chiếc mặt nạ trắng
TP - Cho tới giờ, dù bị mất mặt chứ chưa có thiệt hại vật chất gì nhưng FBI vẫn phải hối hả điều tra xem ai và làm thế nào những hacker của nhóm Anonymous trộm được đoạn băng điện đàm giữa cảnh sát Anh- Mỹ hồi tháng trước mới bị Anonymous công bố. Hai nghi can nổi lên vẫn là hai tin tặc được bàn luận đến trong đoạn băng.

> Mỹ: Tin tặc tấn công viện an ninh tình báo

Trong đoạn băng, mật vụ tên là Stuart và Bruce đã trao đổi với nhau về các chiến dịch chống lại Anonymous như sau: “Chúng ta đã tóm được Ryan Cleary và James Davis tại phiên tòa ngày 27.

Tiếp sau một số cuộc thảo luận với văn phòng New York, chúng ta đang cố gắng và một lúc nào đó xây dựng một kế hoạch làm cho các vấn đề trong chiến dịch theo hướng có lợi cho ta nhất”.

Với tiền lệ đã từng tấn công nhiều trang web, hai hacker trẻ người Anh được đề cập đến trong đoạn băng kia: Jake Davis và Ryan Cleary được cho là nghi can số 1 của vụ hack đoạn ghi âm. Dù có một số thông tin cho rằng, có thể đồng bọn của hai tin tặc này trong Anonymous đã thực hiện.

Ryan Cleary
Ryan Cleary.

Trước đó, hacker 19 tuổi Ryan Cleary đã bị bắt vì thực hiện nhiều cuộc tấn công vào hệ thống của cơ quan hành pháp và nhiều website âm nhạc tại Anh. Còn Jake Davis, được cho là phát ngôn viên của nhóm LulzSec,tổ chức tin tặc có các hoạt động giống với Anonymous, với nickname “Topiary” cũng đã bị bắt tại Anh.

Hiện FBI chưa có bình luận nào về đoạn video kéo dài 15 phút chứa nội dung cuộc hội thoại nêu trên được đăng tải trên Youtube. Trong khi đó, người phát ngôn của Sở Cảnh sát Anh cho biết: “Chúng tôi đang điều tra vụ việc.”

Trong thông điệp đăng tải trên mạng Twitter, nhóm Anonymous đã đăng các đoạn link dẫn tới đoạn băng ghi âm đồng thời tuyên bố: “FBI có thể sẽ cảm thấy choáng voáng khi những hacker của nhóm đã thu thập được đoạn băng ghi âm này”.

Trong thông báo của mình, Anonymous cũng thừa nhận đã tấn công các websites của cảnh sát Boston, Massachusetts và Salt Lake City, Utah. Thông báo này được đưa ra chỉ vài giờ sau khi tấn công trang web của Bộ Tư pháp Hy Lạp ngày 3-2.

Các tin tặc nhân danh Anonymous cũng chiếm trang web của bộ tư pháp Hy Lạp hôm thứ Sáu để phản đối nước này ký vào một hiệp định bản quyền toàn cầu và cách đối phó khủng hoảng kinh tế của chính phủ. Ngày 4-2, nhóm tiếp tục cảnh báo đang có nhiều kế hoạch tấn công hơn 300 bộ và các cơ quan truyền thông.

Nhóm này còn khoe khoang với giọng đầy tự hào: FBI chắc là tò mò muốn biết là làm thế nào chúng ta liên tục đọc được các thông tin nội bộ của họ.

FBI cho biết thông tin này chỉ nhằm vào các nhân viên hành pháp và là chiếm giữ bất hợp pháp. Người phát ngôn FBI cho biết, các cuộc điều tra hình sự đang được tiến hành và tìm ra kẻ chịu trách nhiệm.

Còn cảnh sát London cho biết, tại thời điểm này,dù chỉ FBI bị ảnh hưởng, còn họ chưa nhận diện được các nguy cơ có ảnh hưởng lớn tới các hoạt động của mình, nhưng họ sẽ tiếp tục thực hiện một đánh giá toàn diện.

James Davis
James Davis.

FBI chắc là tò mò muốn biết là làm thế nào chúng ta liên tục đọc được các thông tin nội bộ của họ” - Nhóm Anonymous

Karen Todner, luật sư của Cleary cho biết, đoạn băng ghi âm này vô cùng nhạy cảm. Bà cũng cảnh báo cảnh sát cần phải bảo mật được các email của mình trước khi chĩa mũi dùi vào tin tặc nào đó.

Anonymous là một tổ chức tin tặc khắp thế giới không có người lãnh đạo trung tâm và không có đại bản doanh. Nhóm hoạt động với mục tiêu nhằm vào các phòng chat trên Internet và tấn công đồng thời. Một trong những mục tiêu nổi tiếng nhất của nhóm là vụ tấn công vào Church of Scientology năm 2008.

Nhóm cũng đã từng tấn công các trang mua bán trên mạng như Amazon, Visa, Master Card và Paypal năm 2010 sau khi các công ty này quyết định không nhận gửi tiền qua mạng cho người sáng lập WikiLeaks Julian Assange.

Hạnh Lê
Theo Daily Mail

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG