Hải quân Ấn Độ có tàu ngầm năng lượng hạt nhân

Hải quân Ấn Độ có tàu ngầm năng lượng hạt nhân
TPO – Ngày 4-4, Ấn Độ đã chính thức triển khai tàu ngầm năng lượng hạt nhân vào lực lượng hải quân nước này, theo BBC.
Tàu ngầm năng lượng hạt nhân vừa được Ấn Độ gia nhập Hải quân. Ảnh: BBC
Tàu ngầm năng lượng hạt nhân vừa được Ấn Độ gia nhập Hải quân. Ảnh: BBC.

Loại tàu mà Ấn Độ vừa triển khai là tàu ngầm INS Chakra II, có nguồn gốc Nga, trị giá một tỷ USD. Tàu này nặng 8.140 tấn, có sức công phá lớn với khả năng bắn hàng loạt ngư lôi cũng như hạ gục loại tên lửa Granat gắn đầu đạn hạt nhân.

INS Chakra II được bàn giao tại xưởng đóng tàu hải quân thuộc căn cứ Visakhapatnam, bang Andhra Pradesh vào ngày 4-4 và được đánh giá là sẽ có lợi thế nhất đối với Ấn Độ.

“Đây là một hoạt động lớn của hải quân Ấn Độ. INS Chakra sẽ có nhiệm vụ đảm bảo an toàn an ninh quốc gia”- dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK Antony.

Theo BBC, tàu ngầm này đã đến cảng Vladivostok của Nga cách đây 40 ngày. Trước đó, Ấn Độ cũng đã thuê một tàu ngầm hạt nhân của Nga vào năm 1980 để phục vụ cho việc đào tào nhân viên hải quân.

Trong thời gian này, Ấn Độ cũng đang phát triển loại tàu ngầm hạt nhân lớp Arihant và dự kiến sẽ gia nhập Hải quân nước này vào cuối năm nay.

Nga cho biết sẽ hỗ trợ Ấn Độ đào tạo nhân viên hải quân điều khiển tàu ngầm mới này. Từ lâu, Nga đã cũng cấp tới 70% phần mềm quân sự cho Ấn Độ.

Theo số liệu của Hiệp Hội Hạt nhân Thế giới, trên thế giới hiện có 6 thành viên có câu lạc bộ tàu ngầm năng lượng hạt nhân, dẫn đầu là Mỹ với 71 tàu ngầm, Nga 21 tàu ngầm, Anh – 12, Pháp -10, Trung Quốc – 10 và Ấn Độ - 2.

Năm 2004, Ấn Độ đã ký thuê tàu ngầm Nga, có tên là Nerpa và dự kiến được trao vào năm 2009. Tuy nhiên, việc bàn giao đã bị hoãn lại sau đó do trục trặc kỹ thuật. Hiện Ấn Độ mới chỉ có hai tàu ngầm hoạt động trên vùng biển quốc gia.

Nguyễn Thủy
Theo BBC

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.