Hàng nghìn người Australia biểu tình trong ngày nghỉ lễ quốc gia

Ngày Australia vẫn còn là một sự kiện gây nhiều tranh cãi trong lòng người dân nước này, khi không ít người phản đối việc tưởng niệm những người bước đầu đặt nền móng cho quá trình thực dân hóa tại Australia
Ngày Australia vẫn còn là một sự kiện gây nhiều tranh cãi trong lòng người dân nước này, khi không ít người phản đối việc tưởng niệm những người bước đầu đặt nền móng cho quá trình thực dân hóa tại Australia
TPO - Số người biểu tình trong ngày 26/1 tại Australia có thể sẽ lên tới hàng nghìn, để kỷ niệm Ngày Australia, thời điểm Australia trở thành quốc gia độc lập.

Ngày 26/1 là "Ngày Australia", đánh dấu lần kỷ niệm 1788 năm "Bước chân đầu tiên" của những người châu Âu khai phá vùng đất mới tại vịnh Sydney, mà đa phần trong số họ là tù nhân và binh lính đến từ Anh Quốc. Thế nhưng, đối với thổ dân bản địa Australia, ngày này là "Ngày xâm lược" đánh dấu tiến trình thực dân hóa vùng đất đầy tàn bạo của đế quốc Anh.

Trong khi các cuộc thăm dò dư luận đang nghiêng về ý kiến phân chia cư dân Australia thành hai phía trong thời điểm diễn ra ngày này, thì chính phủ bảo thủ Australia hiện đang phải chịu áp lực lớn trong việc thông qua ngày này là ngày lễ quốc gia. Nhiều ý kiến ủng hộ cho rằng, cần dành sự "tôn trọng" và "biết ơn" trước "sự hi sinh" của những người khai phá vùng đất mới.

Thủ tướng Australia Scott Morrison, người sắp tới sẽ tham gia tranh cử nhiệm kỳ tiếp theo, đã phản đối mọi sự thay đổi đối với ngày này, tiếp tục ủng hộ việc coi ngày 26/1 là ngày lễ quốc gia của đất nước. Thậm chí, ông này còn dành khoản tiền 7 triệu đô la Australia (khoảng gần 5 triệu USD) để đúc bức tượng thuyền trưởng James Cook của tàu HMS Endeavour, con tàu đầu tiên cập bờ Australia năm 1770.

Hiện tại, vẫn có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc kỷ niệm ngày này vẫn chưa có hồi kết. Không ít người cho rằng đây là một sự xúc phạm, bởi quá trình định cư của người da trắng tại Australia đã để lại những hậu quả thảm khốc đối với cư dân bản địa trong suốt hơn hai thế kỷ qua. Đến nay, khoảng hơn 700.000 người là thổ dân bản địa hiện đang sống dưới đáy xã hội.

Theo Theo Reuters
MỚI - NÓNG