Hàng vạn người Nhật vây quanh căn cứ Mỹ

Hàng vạn người Nhật vây quanh căn cứ Mỹ
TPO - Ngày 16 - 5, hàng vạn người Nhật Bản nắm tay một cách hòa bình, vây quanh căn cứ quân sự Mỹ tại Okinawa, nhằm phản đối sự hiện diện của các lực lượng quân sự Mỹ tại đây, đồng thời gây sức ép đòi chính phủ đòi giải quyết triệt để vấn đề tương lai của căn cứ này.

Hàng vạn người Nhật vây quanh căn cứ Mỹ

TPO - Ngày 16 - 5, hàng vạn người Nhật Bản nắm tay một cách hòa bình, vây quanh căn cứ quân sự Mỹ tại Okinawa, nhằm phản đối sự hiện diện của các lực lượng quân sự Mỹ tại đây, đồng thời gây sức ép đòi chính phủ đòi giải quyết triệt để vấn đề tương lai của căn cứ này.

Hàng vạn người Nhật vây quanh căn cứ Mỹ. Ảnh: AP
Hàng vạn người Nhật vây quanh căn cứ Mỹ. Ảnh: AP.

Khoảng 17 ngàn cư dân Okinawa tạo thành hàng rào người vây quanh căn cứ không quân Futenma vào chiều 16 - 5 và hô vang những khẩu hiệu chống lại sự hiện diện của các lực lượng Mỹ trên đảo.

Đã từ lâu, cư dân tại Okinawa bắt đầu phản đối sự tồn tại của căn cứ quân sự này với lý do bị ảnh hưởng vì âm thanh của các loại máy bay chiến đấu lên xuống hàng ngày, cũng như tình trạng tội phạm gia tăng trong số binh sỹ Mỹ đồn trú tại đây.

Theo một thỏa thuận được ký năm 1996, căn cứ này dự kiến sẽ được di chuyển tới một khu vực vắng dân cư hơn trên đảo Okinawa nhưng đến nay tình hình vẫn chưa tiến triển là bao.

Mặc dù đã cam kết giải quyết triệt để vấn đề căn cứ quân sự Mỹ tại Okinawa trong chiến dịch tranh cử nhưng hiện nay, Thủ tướng Nhật Bản Hatoyama vẫn chưa thực hiện được do nhiều lý do khác nhau, trong đó, có các quan tâm về địa chính trị, phòng thủ quốc gia và quan hệ song phương với Mỹ.

Vào đầu tháng này, đích thân ông Hatoyama đến Okinawa và đưa ra lời xin lỗi cư dân địa phương do những phiền toán mà căn cứ Futenma gây ra.

Căn cứ không quân Futenma là nơi đóng quân của khoảng 2.000 binh sỹ Mỹ, rất ít trong tổng số 47.000 quân Mỹ đóng trên đảo Okinawa. Tuy nhiên, đây đã trở thành biểu tượng cho sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Okinawa.

Những cư dân Okinawa đang yêu cầu Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi Okinawa chứ không phải chuyển đến một địa điểm khác như thỏa thuận năm 1996.

Trong một động thái khác, cũng trong ngày 16 - 5, Chánh Văn phòng nội các Nhật Bản, ông Hirofumi Hirano, có cuộc thảo luận với lãnh đạo đảo Tokunoshima - nơi cư dân ủng hộ việc thiết lập một căn cứ quân sự do những lợi ích kinh tế mang lại. Tuy nhiên, động thái này đã ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích của các chính trị gia tại Tokunoshima.

Tại thời điểm hiện tại, tỷ lệ ủng hộ chính phủ của Thủ tướng Hatoyama giảm xuống mức chỉ còn 20%, mà một trong những nguyên nhân chính là sự chậm trễ giải quyết dứt điểm sự tồn tại căn cứ quân sự Mỹ tại Okinawa.

Linh Huy
Theo AP, Reuters

MỚI - NÓNG