Hashim Thaci - Thủ tướng Kosovo là ai?

Hashim Thaci - Thủ tướng Kosovo là ai?
TP - Hashim Thaci sinh ngày 24/4/1968 tại một làng ở vùng Trinika ở miền trung Kosovo - nơi phát sinh phong trào đòi độc lập của những người dân tộc Albania theo chủ nghĩa ly khai.
Hashim Thaci - Thủ tướng Kosovo là ai? ảnh 1
Thủ tướng Kosovo Hashim Thaci

Là một thanh niên hăng hái, Hashim Thaci bị cuốn vào phong trào chống đối chính phủ Liên bang Nam Tư bắt đầu từ đầu những năm 1990.

Năm 1993, Thaci gia nhập nhóm di cư chính trị Kosovo ở Thụy Sỹ. Ở đó ông đã gặp những người sáng lập ra Mặt trận Nhân dân Kosovo (LPK), một chính đảng ở Kosovo theo chủ nghĩa dân tộc Albania và phong trào thống nhất tất cả các khu vực có dân Albania thành một quốc gia.

Ông may mắn thoát chết và thoát khỏi cả sự trừng phạt của pháp luật Serbia khi đó. Mấy năm về sau, Hashim Thaci quay sang chủ trương thông qua đối thoại và hoà giải dân tộc để giải quyết vấn đề địa vị của Kosovo.

Tuy gặp nhiều trắc trở nhưng Hashim Thaci quyết không từ bỏ mục tiêu cuối cùng là mưu cầu nền độc lập cho Kosovo.

Hashim Thaci cho rằng phong trào phản kháng hoà bình do cố Tổng thống Ibrahim Lugawa chủ trương đã được thực tiễn chứng minh là không thực tế. Vì thế ông quyết định lựa chọn con đường đấu tranh vũ trang để giành độc lập.

Hashim Thaci bị lực lượng an ninh Serbia truy lùng, nhưng ông đã nhanh chân chạy sang Thụy Sỹ và hoàn thành việc học ngành học triết học và lịch sử tại Đại học Pristina.

Năm 1997, Hashim Thaci trở về nước và xây dựng lực lượng vũ trang bất hợp pháp “Quân giải phóng Kosovo”, chỉ sau chưa đầy 1 năm đội quân này đã giành được quyền kiểm soát vùng đất phía Nam Serbia nơi tập trung đông người Albania, chiếm tới ¼  diện tích Serbia.

Sau khi trở thành lãnh tụ phái chính trị trong tổ chức này, Hashim Thaci được các chiến hữu đặt cho biệt hiệu “Rắn độc” bởi sự “túc trí đa mưu” của ông.

Mặc dù vào tháng 5/1993 sau khi tham gia một vụ phục kích tấn công cảnh sát tuần tra, bị toà án Serbia kết án 22 năm tù giam về tội khủng bố, nhưng Hashim Thaci vẫn nhanh chóng trở thành Thủ tướng Kosovo của chính phủ người Albania.

Sau khi quân đội NATO và lực lượng gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc tiến vào Kosovo năm 1999, Hashim Thaci liền trở thành Chủ tịch của Đảng Dân chủ Kosovo (PDK) - một nhà chính trị chính thống thông qua con đường chính trị và đối thoại để mưu cầu độc lập cho Kosovo.

Tháng 11/2005, cuộc đàm phán về tương lai của Kosovo chính thức bắt đầu, nhưng sau hơn 2 năm đàm phán, đến tháng 12/2007 các bên vẫn không đạt được tiến triển mang tính đột phá nào trong vấn đề tương lai của Kosovo.

Trong cuộc bầu cử quốc hội ngày 17/11/2007, PDK đã được 35% cử tri ủng hộ và trở thành đảng lớn nhất trong quốc hội trong khi Liên minh Dân chủ cầm quyền chỉ được 22%.

Ngày 9/1, sau khi tiếp nhận ghế thủ tướng, Hashim Thaci đã tuyên bố đi cùng các nước phương Tây, chuẩn bị cho việc đơn phương tuyên bố Kosovo độc lập.

Ngày 17/2, Quốc hội Kosovo đã bỏ phiếu ủng hộ tuyên bố độc lập với Serbia trong một phiên họp đặc biệt. Thủ tướng Kosovo Hashim Thaci đã đọc tuyên bố khẳng định Cộng hòa Kosovo là “Nhà nước độc lập, có chủ quyền và dân chủ’’, “Từ hôm nay trở đi, Kosovo tự hào đã độc lập và tự do. Chúng ta đang trở thành một bộ phận bình đẳng của thế giới”.

Động thái tuyên bố độc lập trên được tiến hành với sự hậu thuẫn của Mỹ và một số nước châu Âu. Kosovo mong đợi sẽ được quốc tế nhanh chóng công nhận là nhà nước mới nhất trên thế giới sau khi tuyên bố độc lập.

Tuy nhiên điều đó có vẻ trở nên không hiện thực vì đã một tuần qua đi mà vẫn chưa có quốc gia nào công nhận hay đặt quan hệ với Kosovo, kể cả Mỹ và những đồng minh của họ là những nước đã bật đèn xanh cho hành động của ông Hashim Thaci.

Phương Lan
Theo CNS

MỚI - NÓNG