Hezbollah - Họ là ai?

Hezbollah - Họ là ai?
Hezbollah - Đảng của Chúa, là một tổ chức quân sự và chính trị của người Hồi gáo dòng Shiite ở Libăng. Tổ chức này do một nhóm giáo sĩ Hồi giáo thành lập năm 1982 sau khi Israel xâm chiếm Libăng.
Hezbollah - Họ là ai? ảnh 1

Các tay súng Hezbollah.

Khi ra đời, tổ chức này gắn liền với đội quân 2000 người thuộc lực lượng Cách mạng Iran, đóng quân ở thung lũng Bekaa của Libăng - đội quân đã được điều đến Libăng để hỗ trợ lực lượng kháng chiến chống lại Israel.

Hezbollah được thành lập chủ yếu để chống lại sự chiếm đóng của Israel.

Tổ chức này cũng mong muốn biến đổi nhà nước đa sắc tộc Libăng thành một nhà nước Hồi giáo kiểu Iran, tuy nhiên ý tưởng này sau đó đã bị hủy bỏ nhằm ủng hộ chủ trương cởi mở hơn, chủ trương mà đã tồn tại đến ngày nay. 

Tuyên ngôn của Hezbollah kêu gọi phá hủy nhà nước Israel. Tổ chức này coi lãnh thổ Palestine là vùng đất của người Hồi giáo bị chiếm đóng và cho rằng Israel không có quyền tồn tại.

Từ lâu Hezbollah đã được Iran hỗ trợ bằng việc cung cấp vũ khí và tiền bạc. Hezbollah cũng thực thi chiến thuật bắt giữ người phương Tây làm con tin.

Năm 1983, các tay súng - những người gia nhập hàng ngũ Hezbollah, đã thực hiện một cuộc đánh bom tự sát làm 241 lính thủy đánh bộ Mỹ thiệt mạng ở thủ đô Beirut.

Hezbollah luôn tìm cách thúc đẩy lối sống Hồi giáo. Khi mới thành lập, các thủ lĩnh Hezbollah đã áp đặt bộ luật ứng xử hà khắc của đạo Hồi tại các thị trấn và làng xã ở miền nam Libăng- một biện pháp không được đa số người dân khu vực này ủng hộ.

Tuy nhiên, tổ chức này nhấn mạnh rằng quan điểm Hồi giáo của họ không nên được hiểu là nhằm áp đặt một xã hội Hồi giáo lên những người dân Libăng.

Tổ chức này nổi lên với sự giúp đỡ tài chính của Iran vào những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước và bắt đầu cuộc đấu tranh nhằm đánh đuổi quân Israel ra khỏi Libăng.

Hezbollah xuất hiện như một lực lượng phản kháng của Libăng và khu vực này. Tháng 5-2000, mục đích này đã đạt được, phần lớn nhờ vào sự thành công của cánh vũ trang của tổ chức này, Lực lượng kháng chiến Hồi giáo.

Tổ chức Hezbollah, đại diện người Hồi giáo dòng Shiite của Libăng - cộng đồng độc lập lớn nhất của đất nước này đã số đông người Libăng tôn trọng.

Hezbollah - Họ là ai? ảnh 2

Hiện nay, tổ chức này có đại diện trong Quốc hội Libăng và đã tạo dựng được uy tín và ảnh hưởng rộng rãi bằng việc cung cấp các dịch vụ xã hội và chăm sóc y tế. Tổ chức này cũng có một đài truyền hình có ảnh hưởng, mang tên al-Manar.

Tuy nhiên, tổ chức này vẫn có một lực lượng các tay súng từ chối giải giáp vũ khí, bất chấp nghị quyết 1559 của Liên hợp quốc thông qua năm 2004, kêu gọi các tay súng hạ vũ khí, và rút các lực lượng nước ngoài (khoảng 14.000 quân Syria) khỏi Libăng.

Khoảng năm 2000, sau khi Israel rút quân khỏi Libăng, Hezbollah chịu sức ép phải hợp nhất lực lượng của mình với quân đội Libăng và tập trung vào các hoạt động xã hội và chính trị.

Trong khi có được những kết quả về mặt chính trị, tổ chức này tiếp tục tự coi mình như là một lực lượng phản kháng, không chỉ của Libăng mà còn cho cả khu vực.

Lực lượng Hezbollah vẫn hoạt động mạnh ở biên giới giữa Libăng và Israel. Tình hình căng thẳng tập trung ở khu vực Shebaa Farms (Các trang trại Shebaa), mặc dù các cuộc xung đột với quân đội Israel vẫn xảy ra ở nơi khác.

Hezbollah, với sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân Libăng, nói rằng khu vực Shebaa Farms thuộc chủ quyền của người Libăng. Nhưng Israel, được Liên Hợp Quốc ủng hộ, lại nói rằng các trang trại này nằm trên phần lãnh thổ Syria và vì vậy nó là phần thuộc cao nguyên Golan, nơi mà Israel đã chiếm được từ năm 1967. 

Một cái cớ khác, được Hezbollah viện dẫn cho những xung đột của tổ chức này, là các tù nhân Libăng vẫn tiếp tục bị giam giữ trong các trại giam của Israel.

Tổ chức Hezbollah trong thời gian dài được Syria ủng hộ và giúp Syria trong cuộc đối đầu với Israel.

Tuy nhiên, việc quân đội Syria phải rút khỏi Libăng vào năm ngoái - sau một loạt các cuộc biểu tình lớn chống Syria sau khi cựu Thủ tướng Libăng Rafik Hariri bị sát hại, đã làm thay đổi cán cân quyền lực.

Hezbollah đã trở thành lực lượng quân sự mạnh nhất ở Libăng và đã gia tăng ảnh hưởng chính trị, có được một ghế trong nội các Libăng.

Các nhà phân tích cho rằng Hezbollah đã áp dụng một chính sách thận trọng kể từ khi ông Hariri bị ám sát hôm 14-2-2005 - một hành động mà có dư luận cho là do Syria gây ra, nhưng Syria đã kiên quyết bác bỏ.

Các thủ lĩnh Hezbollah đã tiếp tục tuyên bố ủng hộ Syria nhưng không chỉ chích phe đối lập ở Libăng. Họ cũng nhấn mạnh sự đoàn kết của người dân Libăng bằng cách lên tiếng chống lại “sự can thiệp của phương Tây” vào đất nước này.

Theo Nhân Dân/BBC

MỚI - NÓNG