Hiệu trưởng đại học trở thành tân Thủ tướng Palestine

Hiệu trưởng đại học trở thành tân Thủ tướng Palestine
TP - Ngày 13/11, lực lượng Hồi giáo Hamas đang nắm chính quyền và phong trào Fatah đã đạt được thỏa thuận cuối cùng về việc đề cử ông Mohammed Shabir làm người đứng đầu Chính phủ đoàn kết dân tộc, thay thế Thủ tướng Ismal Haniyeh.
Hiệu trưởng đại học trở thành tân Thủ tướng Palestine ảnh 1
Tân Thủ tướng M. Shabir

Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã chấp nhận ông Shabir làm Thủ tướng mới, nhưng chưa chính thức công bố. Đảng Fatah do Tổng thống Abbas lãnh đạo muốn tìm một nhân vật mới có khả năng điều hòa các mối quan hệ trong chính quyền và khởi động lại tiến trình đàm phán hòa bình với Israel.

Tổng thống Abbas cũng hy vọng Chính phủ mới Palestine sẽ ra đời muộn nhất vào cuối tháng 11 này.

Ông Shabir, 60 tuổi, là hiệu trưởng ĐH Hồi giáo của Gaza trong 15 năm cho tới khi về hưu vào tháng 8/2005. Ông Shabir sinh ra và lớn lên tại dải Gaza, hiện sống cùng vợ là Thứ trưởng Bộ Các vấn đề phụ nữ Palestine và 6 người con.

Là một nhân vật gần gũi với lực lượng Hamas, nhưng ông Shabir không phải là người ủng hộ nhiệt tình cho các chủ trương của Hamas, đồng thời cũng có quan hệ với phong trào Fatah.

Có bằng tiến sĩ về vi trùng học tại Mỹ và tốt nghiệp đại học ở Ai Cập, tân Thủ tướng Shabir được đánh giá là có uy tín cao trong dân chúng, có khả năng dung hòa mâu thuẫn của các phe phái chính trị ở Palestine hiện nay và có thể thuyết phục phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt kinh tế đối với chính quyền do Hamas lãnh đạo.

Trong một diễn biến khác, quan hệ căng thẳng giữa Israel và Palestine đã tạm lắng dịu sau vụ binh lính Israel sát hại 18 thường dân ở dải Gaza. Chính phủ Palestine do Hamas lãnh đạo đã đồng ý tham dự hội nghị hoà bình quốc tế với Israel trước sức ép của Mỹ và phương Tây.

Hàng trăm triệu USD viện trợ quốc tế và nhiều khoản tiền khác dành cho Palestine đã bị phương Tây cắt bỏ sau khi lực lượng Hamas lên nắm quyền và thực thi chính sách thù địch với Israel.

MỚI - NÓNG
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.