Khủng hoảng người tị nạn ở châu Âu:

Hoãn kế hoạch đóng cửa biên giới thêm 2 năm

Những người tị nạn phải quấn chăn vào người để giữ ấm khi đi qua biên giới Macedonia.
Những người tị nạn phải quấn chăn vào người để giữ ấm khi đi qua biên giới Macedonia.
TP - Ngày 25/1, các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ phải ngồi cùng nhau để thảo luận về hiệp ước Schengen cũng như kế hoạch đóng cửa biên giới. Nhiều khả năng kế hoạch này sẽ không thực hiện ngay, mà hoãn hai năm nữa.

Theo thống kê của Ủy ban châu Âu, năm 2015 đã có tới 1,25 triệu người tị nạn tràn vào châu Âu. Trước sự phản ứng quyết liệt của một số lãnh đạo châu Âu, thủ tướng Anh David Cameron cho biết, kế hoạch đóng cửa biên giới sẽ được kéo dài thêm 2 năm nữa, đồng thời kêu gọi Brussels phải cải cách mạnh hơn nữa để giải quyết vấn đề người tị nạn.

Nhiều người cho rằng, Anh có đủ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc áp đặt đối với việc hạn chế quyền tự do đi lại. Thủ tướng Cameron cho biết thêm, nếu EU đạt được một số thỏa thuận với Anh, thì khả năng hoãn đóng cửa biên giới có thể kéo dài tới  4 năm.

Thủ tướng Pháp cũng cảnh báo, đám đông người nhập cư sẽ giết chết Liên minh châu Âu và tất cả các dự án của châu Âu.

Thủ tướng Slovenia cảnh báo, nếu cuộc khủng hoảng này không được giải quyết trong vài tuần nữa, chắc chắn sẽ xảy ra xung đột giữa các nước EU.

Hoãn kế hoạch đóng cửa biên giới thêm 2 năm ảnh 1

Phụ nữ Hà Lan được xịt hơi cay để tự vệ.

Trong khi đó, ngày 23/1, tại Hà Lan đã diễn ra cuộc tuần hành lớn giữa những người ủng hộ ông Wilders, lãnh đạo Đảng Tự do, đảng đang dẫn đầu trong cuộc thăm dò dư luận tại Hà Lan. Cuộc khủng hoảng di dân, trong đó đỉnh điểm là các vụ hiếp dâm diễn ra đêm giao thừa tại Đức khiến ông Wilders cho rằng, phụ nữ Hà Lan cần phải được trang bị bình xịt hơi cay để tự vệ. Tại cuộc tuần  hành này, đảng của ông đã phân phát các bình xịt hơi cay cho phụ nữ. Ông còn tuyên bố, nếu ông trúng cử, ông thề sẽ đóng cửa biên giới, không cho những người tị nạn tràn vào Hà Lan.

Wilders, 56 tuổi, nổi tiếng là người chống chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Nhà cầm quyền Hà Lan đã từng truy tố ông vào năm 2011 vì bài phát biểu đầy thù hận khi so sánh chủ nghĩa Hồi giáo với chủ nghĩa phát xít và đòi cấm kinh Koran. Thời gian gần đây, ông lại đang phải đối mặt với những cáo buộc khác khi đưa ra những lời bình luận gây tranh cãi.

Theo Theo Daily Mail
MỚI - NÓNG