Hoàng hậu cô đơn nhất Tây Ban Nha

Vua Juan Carlos, Hoàng hậu Sofia và hai cháu nội
Vua Juan Carlos, Hoàng hậu Sofia và hai cháu nội
Báo chí nước ngoài đang nghi Vua Tây Ban Nha Juan Carlos có quan hệ tình cảm “bí mật” với Công nương Corinna Zu Sayn Wittgenstein, 47 tuổi, tóc vàng, mắt sáng, nụ cười xinh đẹp, người tháp tùng nhà vua trong chuyến đi săn ở nước ngoài. Đây chẳng phải là “lần đầu” của nhà vua, nhưng một lần nữa làm nhói lòng vị hoàng hậu chính thức của Tây Ban Nha…

> Kỳ nghỉ của các nguyên thủ quốc gia

Người tình trẻ đẹp, sáng giá của vị “lão” vương

Chính báo Italia La Stampa đầu tiên đã tiết lộ chuyện, sau vài lời bóng gió phát trên đài phát thanh Tây Ban Nha: “Tây Ban Nha có hai hoàng hậu – báo viết.

Bà chính thức, Sofia, 73 tuổi, kết hôn từ năm 1962 với vua Juan Carlos và bà không chính thức, công nương tóc vàng gợi cảm Corinna, người tình từ 4 năm nay của nhà vua “có số đào hoa” số 1 châu Âu”.

Tạp chí Đức Bild đăng trên trang bìa về người đẹp này. Là người đam mê môn lướt thuyền buồm nên cô đã tiếp cận được đức vua năm 2006 trong lễ trao giải Thể thao Laurens ở Barcelona.

Cô gái bình dân gốc Đức và Đan Mạch – Corinna Larson (tên thời con gái) lớn lên ở Ditzingen, một thành phố nhỏ miền Nam nước Đức trong một gia đình khá giả…

Cuộc hôn nhân đầu với Philip Atkins – một doanh nhân giàu có gốc Anh – có với nhau một con gái Nastasia thì đổ vỡ.

Qua cuộc hôn nhân lần hai năm 2000 với hoàng thân Casimir Zu Sayn Wittgenstein của Tây Ban Nha nên Corinna có được danh hiệu quý tộc. Cặp đôi này ly dị năm 2005, 3 năm sau khi sinh cậu bé Alexander.

Năm 2007, công nương tháp tùng vua trong một chuyến thăm chính thức tới Arập Xêút với tư cách nữ cố vấn chiến lược của phái đoàn Tây Ban Nha.

Từ đó cô trở thành nữ quý tộc có mặt thường xuyên nhất trong các chuyến đi của nhà vua, đôi khi ở cương vị đại diện của ông tại nước ngoài.

Cô là Tổng giám đốc Cơ quan Lữ hành Boss & Company Sporting, chi nhánh của hãng chế tạo súng (Vương quốc Anh), đơn vị tổ chức các cuộc đi săn ở châu Phi, khai nguồn cho cuộc du lịch này đến Botswana.

Cô sống ở Madrid đã nhiều năm ngay tại trung tâm thủ đô, gần khu săn bắn của các triều vua Tây Ban Nha.

Hoàng hậu Sofia – một thân phận cô đơn

“Khổ cho hoàng hậu Sofia. Làm sao bà chịu đựng nổi chuyện này?”, báo Bild nghi vấn. Ngày 14-5, Vua Juan Carlos và Hoàng hậu Sofia tổ chức mừng lễ cưới vàng của họ.

Nhưng lòng dân Tây Ban Nha không mấy vui mừng ngày lễ tôn vinh sự trường tồn của vợ chồng nhà vua, không ai thật sự tin vào chuyện đó.

Báo El Pais của Tây Ban Nha – rất kín đáo về những chuyện liên quan đến hoàng gia – ám chỉ rằng, nhà vua có “ai cùng đi” đến xứ Botswana và đề cập việc chia ly thực sự – nhưng không chính thức – của nhà vua Juan Carlos và hoàng hậu Sofia.

Bà Sofia vốn kín đáo, giữ gìn ý tứ… trái ngược với tính bồng bột và tính cách cực đoan của nữ địch thủ. Trong chuyện này, phẩm cách của hoàng hậu đã bị xúc phạm.

Vị vua đào hoa với vô vàn người đẹp

Nữ nhà báo Pilar Eyre, tác giả cuốn tiểu sử nhan đề “Sự cô đơn của hoàng hậu” giải thích: “Chắc chắn đây là người đàn bà cô đơn nhất Tây Ban Nha.

Một người phụ nữ bị nhạo báng, bị thương tổn”… Pilar Eyre là một trong những phụ nữ đầu tiên đã “bật mí” các điều cấm kỵ xung quanh việc không chung thủy của đấng quân vương. Việc ấy gây tổn hại cho công việc của bà ở Đài Truyền hình Tele Cinco.

Nữ nhà báo khẳng định: “Ngoại trừ các em trai và cô em họ Tatiana Radziwill, hoàng hậu có ít bạn bè lắm. Người ta không hiểu thái độ lạnh nhạt của bà nếu không biết đến tình cảnh bấp bênh của bà. Bà không được coi như là một phụ nữ Tây Ban Nha, nhiều người vẫn nghĩ bà là một phu nhân ngoại quốc. Nhưng đáng ngưỡng mộ là bà có khả năng trở thành một hoàng hậu đáng kính với đời sống riêng khá nghiệt ngã. Trong 13 năm, lúc hai vị sống dưới sự giám sát của nhà độc tài Franco, Juan Carlos tự tỏ rõ một thái độ không thể chê trách. Thống tướng Franco yêu cầu chỉ huy quân đội soạn thảo một quy tắc ứng xử sao cho nhà vua phải chung thủy với hoàng hậu. Nhưng cái chết của độc tài Franco đã giải thoát nhà vua khỏi điều bắt buộc đó. Những người đẹp “ngã” dưới chân ngài và ngài bắt đầu nắm chặt mọi cơ hội”.

Theo nữ nhà báo trên, nhà vua Juan Carlos chắc hẳn có trên 1.500 người tình, trong số đó – nữ vũ công Barbara Rey và nữ họa sĩ Marta Gaya (có biệt danh phu nhân Pompadour của Tây Ban Nha).

Ngay cả nữ ca sĩ – diễn viên Sara Montiel đã bị hoàng hậu Sofia bắt quả tang cô này cùng nhà vua ở trong nhà nghỉ miền quê của một người bạn ở thành phố Tolede năm 1976. Sofia khi ấy đi nghỉ tại Ấn Độ với các con.

Từ đó vợ chồng nhà vua sống tách biệt khác phòng. Cuốn tiểu sử trên cũng “tiết lộ” việc lui tới thường xuyên của nhà vua với một nữ phiên dịch người Đức 25 tuổi – Julia – nữ sinh viên nói được 6 ngôn ngữ trong thời gian ngài dưỡng bệnh sau khi cắt bỏ một khối u ở phổi vào năm ngoái…

Cô đã tháp tùng nhà vua trong nhiều chuyến ra nước ngoài cũng như ở các cuộc thi đấu thể thao.

Thể thao và đời sống của các vị vua chúa giờ không còn đủ sức gây cảm tình với người dân Tây Ban Nha nữa.

Họ phải tập trung vào kiếm sống. Đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế, nhiều người dân Tây Ban Nha bị phá sản, chỉ duy nhất có Euro 2012 dù sao cũng cho họ một lý do để kỳ vọng.

Theo Lê Văn
Năng lượng Mới

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.