Học giả thế giới và học giả Trung Quốc bác bỏ ‘đường lưỡi bò’

Học giả trên thế giới bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc vẽ ra.
Học giả trên thế giới bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc vẽ ra.
TPO - Các học giả trên thế giới đều bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc và cho rằng đường đường lưỡi bò không có cơ sở pháp lí nào. 

Học giả quốc tế bác bỏ ‘đường lưỡi bò’ của Trung Quốc

Những ý kiến của các học giả uy tín trên thế giới được ghi lại tại diễn đàn khoa học về Biển Đông.

Ông Richard Cronin – Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Trung tâm Stimson cho rằng, “Theo luật quốc tế đường 9 đoạn không có một cơ sở nào cả, hẩu hết các chuyên qua luật quốc tế hoặc chuyên gia về biển đều tin rằng Trung Quốc không thể biện minh được đường 9 đoạn bằng bất cứ cách nào dưới ánh sáng của công ước LHQ về Luật biển năm 1982. Đặc biệt là các quyền của các quốc gia ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế trong 200 hải lí của mình”.

“Tôi cho rằng đường 9 đoạn không phù hợp với luật pháp quốc tế, không hiểu sao ở Trung Quốc họ nhìn bản đồ sau đó lấy một cây bút chì họ vẽ ra đường 9 đoạn kiểu vậy? Tôi nghĩ đó là ý chí của một số người họ cho rằng 80% diện tích của Biển Đông là của họ và họ vẽ ra đường 9 đoạn rồi gọi đó là lãnh thổ của mình”, GS. Dritry Valentinovich Mosyakov – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu các quốc gia Đông Nam Á, Úc và Châu Đại Dương.

TS Leszek Buszynsky – Đại học An ninh Quốc gia Australia cho rằng, Vấn đề là yêu sách chủ quyền với toàn bộ Biển Đông dựa trên đường 9 đoạn hầu như không có giá trị pháp lí nào. họ nói về chủ quyền không thể tranh cãi, họ nói về quyền trong lịch sử cổ đại với biển Đông, họ chưa bao giờ giải thích nó là cái gì. Tôi có trao đổi với một vài học giả Trung Quốc thì họ nói Trung Quốc sẽ lấy lại biển Đông, nhưng mà trước đây họ đã có nó đâu mà đòi lấy lại. Trung Quốc nói đó là chủ quyền từ thời xa xưa nhưng hầu như không có bằng chứng lịch sử nào'.

Xuất phát từ điểm mập mờ của đường 9 đoạn cũng như sự vi phạm của đường này đối với với luật pháp quốc tế bao gồm cả luật điều ước và luật tập quán. Tôi coi đường 9 đoạn như một mối đe dọa cho an ninh dầu mỏ của toàn bộ khu vực Châu Á nói chung. Những gì chúng ta nhìn thấy hiện tại là Trung Quốc mong muốn biến đường 9 đoạn thành căn cứ pháp lí duy nhất đáp ứng được lợi ích của mình và đồng thời cho phép Trung Quốc bỏ qua luật pháp quốc tế. Đó rõ ràng không phải là cách thức để có được sự ổn định.

Học giả Trung Quốc nói gì về ‘đường lưỡi bò’

Học giả Trung Quốc cũng không thể hiểu nổi dựa trên cơ sở nào mà Chính phủ của họ tuyên bố chủ quyền ở đường đứt đoạn. 

Tại hội thảo mang tên “Tranh chấp Biển Đông, chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế” được Viện nghiên Cứu kinh tế Thiên Tắc và báo điện tử Shina.com ngay tại Trung Quốc vào tháng 6/2012, ông Lý Lệnh Hoa – Trung tâm Thông tin Hải dương Trung Quốc đã nêu rõ: “Từ xưa đến nay trên thế giới không có đường biên giới trên bộ hay trên biển hư ảo. Đường 9 đoạn trên Nam Hải là đường hư ảo. Tiền nhân của chúng ta đã vạch ra đường 9 đoạn không hề có kinh độ, vĩ độ cụ thể cũng chẳng có căn cứ pháp lý…”.

Ông Trương Thử Quang – Giáo viên Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, “Nội hàm của công ước LHQ về Luật biển năm 1982 là phân định bố cục lại vùng biển để mỗi quốc gia ven biển đều có thể có 200 hải lí thuận tiện cho các nước khai thác và sử dụng quản lí biển, để toàn nhân loại hướng tới con đường cùng nhau giàu có. Đó là căn cứ cơ bản để chúng ta và các nước chung quanh giải quyết tranh chấp Nam Hải. Nước ta là nước đã ký công ước LHQ về Luật biển năm 1982 thì chúng ta cần xử lí mọi việc theo tinh thần công ước, tỏ cho thiên hạ thấy sự thành tín của mình…”.

GS Thời Đoạn Hoằng cho rằng, “Toàn bộ Biển Đông thuộc về Trung Quốc ư? Gần đây báo chí chúng ta cũng lập lờ về vấn đề này. Nếu tôi nói toàn bộ Biển Đông thuộc về Trung Quốc thì thế giới sẽ không chấp nhận đâu…”.

Theo Lược ghi theo VTV
MỚI - NÓNG