Hội chứng bắt chước ngôi sao tự sát ở Hàn Quốc

Hội chứng bắt chước ngôi sao tự sát ở Hàn Quốc
TP - Gần đây một loạt ngôi sao giới giải trí Hàn Quốc như U Nee, Ahn Jea Hwan, Choi Jin Sil… nối nhau tự sát đã gây nên làn sóng bắt chước thảm kịch khiến quốc gia vốn nổi tiếng về nạn tự sát này lại lâm vào tình cảnh khó xử.
Hội chứng bắt chước ngôi sao tự sát ở Hàn Quốc ảnh 1
Cái chết của Choi Jin Sil (ảnh) gây nên làn sóng bắt chước

Chính phủ và các giới trong xã hội đang cùng nhau hành động để tìm ra đối sách ngăn chặn vấn nạn này.

Ngày 8/9, chàng diễn viên 36 tuổi Ahn Jea Hwan, ngôi sao của những bộ phim truyền hình nhiều tập Anh em nhà bác sĩ, Hoa tuyết... được phát hiện chết trong xe hơi do tự tử bằng khí than trong tình trạng thi thể đang phân hủy.

Chưa đầy 1 tháng sau, ngày 2/10, đến lượt Choi Jin Sil, nữ minh tinh xinh đẹp 39 tuổi - một trong những ngôi sao nổi tiếng nhất Hàn Quốc đã treo cổ tự tử tại phòng tắm ở nhà riêng.

Việc Choi Jin Sil, người vẫn được coi là tấm gương kiên cường vượt qua nghịch cảnh để vươn lên, tự tìm đến cái chết là một cú sốc lớn về mặt tâm lý, gây nên làn sóng bắt chước trong cả nước.

Ngày hôm sau có 2 người tự tử bằng cách treo cổ trong nhà tắm. Qua ngày 4/10 lại có thêm 2 người tuổi mới 28 và 30 nữa  chết bằng cách tương tự.

Số liệu do Bộ Bảo vệ sức khỏe Hàn Quốc công bố cho thấy, trong 5 năm qua, số vụ tự tử do bắt chước những người nổi tiếng tăng một cách bất thường. Sau khi Tổng giám đốc tập đoàn Huyndai, ông Chung Mong-hun nhảy lầu tự tử, số vụ tự sát đã đột ngột tăng gấp 14,3 lần.

Năm 2007, quốc gia có dân số 48 triệu này đã có 13.407 người tự sát, tăng 11,6% so với năm 2006, tức là bình quân mỗi ngày có tới 40 người Hàn Quốc tự sát chết.

Tự sát đã trở thành nguyên nhân tử vong lớn thứ 4 sau các căn bệnh ung thư, xuất huyết não và tim mạch. Đặc biệt, tự sát là nguyên nhân tử vong lớn nhất của lớp người trong độ tuổi từ 20 - 30.

Trong 20 năm qua, tỷ lệ người tự sát ở Hàn Quốc tăng nhanh nhất trong số các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và từ 2005, tỷ lệ người tự sát so với dân số đã chiếm ngôi đầu trong OECD với 24,8 người/vạn dân.

Trước tình trạng này, chính phủ và các giới xã hội đã tìm cách đối phó. Ngay từ năm 2004, Chính phủ của Tổng thống Ro Moo Hyun đã đề ra Kế hoạch 5 năm phòng chống tự sát (2004-2008) với mục tiêu hạ tỷ lệ từ 22,8/vạn khi đó xuống cón 18,9/vạn vào năm 2010.

Các biện pháp được áp dụng bao gồm: đầu tư mở rộng các trung tâm tư vấn tâm lý, lập các đường dây nóng ngăn chặn tự sát, cung cấp dịch vụ chữa trị miễn phí cho những người bị stress, in ấn Sổ tay phòng chống tự sát…

Tuy nhiên, những biện pháp này tỏ ra không hiệu quả. Đến tháng 2/2007, Chính phủ lại áp dụng những biện pháp mới như kêu gọi các đoàn thể dân chúng và tổ chức tôn giáo tham gia chống tự sát, đóng cửa các trang web cổ vũ tự sát, thiết lập các hàng rào chống tự sát tại những địa điểm nhạy cảm, tăng cường giáo dục chống tự sát trong nhà trường…

Hiện tượng người Hàn Quốc đua nhau tự sát phản ánh vấn đề tự sát có căn nguyên xã hội sâu sắc. Hãng Yunhap từng phân tích: Nếu xem xét vấn đề tự sát có liên quan đến các chứng bệnh thần kinh như trầm cảm thì tỷ lệ tự sát cao đã phản ánh xã hội Hàn Quốc đang tồn tại vấn đề bệnh lý.

Ngoài ra, tính cách cương cường của người Hàn cũng là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tự sát. Những người chịu áp lực lớn hoặc quá tức giận thường dễ nảy sinh ý định tự sát. Mấy năm gần đây, kinh tế Hàn Quốc khó khăn, sức ép cuộc sống gia tăng cũng là nguyên nhân khiến nhiều người chán sống.

Bộ Bảo vệ sức khỏe Hàn Quốc mới đây đã yêu cầu các phương tiện truyền thông tự kiềm chế khi đưa tin về các vụ tự sát, đặc biệt không được mô tả cách thức tự sát để phòng ngừa việc bắt chước.

Trong khi đó, bên cạnh việc hưởng ứng, báo chí Hàn Quốc cũng kêu gọi chính phủ và đảng cầm quyền sớm ban bố “Luật phòng chống tự sát”.

Thu Hoa
Theo CRI, 10/10

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.