Hong Kong bắt hơn 500 người biểu tình

 Người biểu tình Hồng Kông ngồi bệt xuống đất, tay đan vào nhau để chống lại lực lượng cảnh sát
Người biểu tình Hồng Kông ngồi bệt xuống đất, tay đan vào nhau để chống lại lực lượng cảnh sát
TP - Cảnh sát Hong Kong bắt 511 người hôm 1/7, đến tối qua vẫn tạm giữ 129 người tham gia biểu tình quy mô lớn để phản đối sự can thiệp của chính phủ Trung Quốc vào đặc khu hành chính này.

Báo South China Morning Post của Hong Kong ngày 2/7 đưa tin, gần 100.000 người đã đổ ra đường biểu tình và diễu hành qua các tuyến phố chính. Tuy nhiên, các nhà tổ chức khẳng định, số người biểu tình lên đến hơn 500.000.

Người biểu tình đã xuống đường suốt đêm, tuần hành từ công viên Victoria đến trung tâm Hong Kong và bên ngoài trụ sở làm việc của Trưởng Đặc khu hành chính Leung Chun-ying (Lương Chấn Anh), yêu cầu quyền dân chủ lớn hơn và công bằng bầu cử lựa chọn lãnh đạo mới của Hong Kong. Cảnh sát thông báo đã tạm giữ 511 người vì tội tụ tập bất hợp pháp và cản trở người thi hành công vụ.

Người dân Hong Kong đã rầm rộ xuống đường biểu tình phản đối việc chính quyền Bắc Kinh can thiệp quá sâu vào đặc khu này. Họ lo sợ nền tự trị và độc lập pháp lý của Hong Kong bị đe dọa. Cuộc biểu tình diễn ra sau khi tổ chức Occupy Central thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý không chính thức tuần qua, thu hút tới 800.000 người tham dự.

Người Hong Kong đòi có quyền tự lựa chọn nhà lãnh đạo đặc khu theo đúng cam kết trước đây của Bắc Kinh. Báo Hong Kong ghi nhận một số nhà lập pháp uy tín cũng có mặt trong đoàn biểu tình. Bắc Kinh tuyên bố cuộc trưng cầu này là bất hợp pháp. Chính quyền Trung Quốc đã cam kết cho phép người dân Hong Kong bầu chọn lãnh đạo vào năm 2017.

Trưởng Đặc khu Hong Kong hiện nay do một ủy ban và nhóm doanh nghiệp thân cận với Bắc Kinh lựa chọn. Chính quyền trung ương đòi hỏi các ứng cử viên tranh cử vào năm 2017 phải được một ủy ban thân cận chính quyền trung ương thông qua.

Báo Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc đưa tin, kỳ họp thứ 9 Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã quyết định xem xét sửa đổi luật bảo vệ các cơ sở quân sự, nhằm tăng cường khả năng cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) để bảo vệ bí mật cho các căn cứ quân sự của nước này.

Ma Yifei, quan chức Bộ tổng tham mưu PLA, cho biết, hiện nay, Trung Quốc có 4.800 ủy ban bảo vệ các cơ sở quân sự, nhưng chỉ số ít đủ khả năng hoạt động hiệu quả. Trong số đó có đơn vị ở Bắc Kinh và một số tỉnh như Hà Bắc, Phúc Kiến hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ bảo vệ các căn cứ quân sự. Ông Ma nói một đơn vị mới bao gồm những cá nhân từ các đơn vị ở Hà Bắc, Phúc Kiến sẽ được thành lập, nhằm nhân rộng kinh nghiệm của họ trên phạm vi toàn quốc.

Một quan chức khác ở Bộ tổng tham mưu PLA là Song Xinhui nói với báo giới rằng, nhiều nước đã xây dựng các mạng lưới tình báo gần các khu vực quân sự của Trung Quốc. Theo ông Song, hầu hết các mạng lưới tình báo núp dưới vỏ bọc những doanh nghiệp nước ngoài.

Ông này cho rằng, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của chính quyền tỉnh Hải Nam hết sức nguy hiểm đối với các chiến dịch của hạm đội Nam Hải. Ông Song đề nghị cần đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích kinh tế; ngư dân địa phương không được quấy rầy các chiến dịch và diễn tập hải quân trong khu vực được xem là then chốt an ninh của Trung Quốc.

Bắc Kinh vừa ra lệnh cấm các công chức, sinh viên và giáo viên ở khu tự trị Tân Cương tham gia tháng ăn chay Ramadan, South China Morning Post đưa tin.

Theo Theo South China Morning Post
MỚI - NÓNG