Italy: Khủng hoảng chính trị

Italy: Khủng hoảng chính trị
Chính phủ Italy đang lâm vào cuộc khủng hoảng mới sau khi ngày 15/4, Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (UDC) rút 4 Bộ trưởng khỏi Nội các.

Việc ra đi của nhóm người này có thể kéo theo sự sụp đổ trước của chính phủ hiện nay do Thủ tướng Sylvio Berlusconi đứng đầu.

UDC yêu cầu Thủ tướng cải tổ Nội các và thay đổi các ưu tiên chính sách nhằm cải thiện hình ảnh của Chính phủ sau thất bại của liên minh trung hữu cầm quyền trong các cuộc bầu cử khu vực ngày 13/4.

Thủ tướng Berlusconi chấp nhận đề nghị nói trên, nhưng yêu cầu các đồng minh của mình phải ký một thỏa thuận theo đó Chính phủ sẽ làm việc đến hết nhiệm kỳ theo một chương trình thống nhất. Liên minh Dân tộc và Liên đoàn phương Bắc chấp nhận đề nghị của người đứng đầu Chính phủ hiện nay, nhưng UDC thì lại từ chối.

Hiện tại, đơn từ nhiệm của các thành viên chính phủ thuộc UDC đã được gửi tới Văn phòng tổng thống và Tổng thống C.A.Ciampi sẽ công bố quyết định chấp nhận các đơn từ chức này vào ngày 18/4.

Tiếp sau quyết định của UDC, Đảng Xã hội ly mới cũng rút 2 thành viên của mình khỏi Chính phủ. Tuy nhiên, Đảng nhỏ và Đảng đoàn kết những người Thiên chúa giáo tiếp tục ủng hộ ông Berlusconi để phe liên minh cầm quyền vẫn chiếm đa số trong Quốc hội nhằm tránh lặp lại kịch bản đã xảy ra với Cựu Thủ tướng Romano Prodi năm 1998 do sự rút lui của những người Cộng sản.

Phe đối lập trung tả kêu gọi Thủ tướng Berlusconi từ chức vì cho rằng tình hình hỗn loạn chính trị đang gây thiệt hại cho nền kinh tế. Theo quy định của Hiến pháp Italy, Thủ tướng có thể phải từ chức tạm thời nếu ông tiến hành cải tổ nội các.

Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ Italy cho rằng tình hình vẫn có thể cứu vãn được, đồng thời kêu gọi đồng minh UDC quay trở lại làm việc nếu không ông sẽ tiến thành bầu cử sớm.

Báo chí Italy đưa tin Bộ Nội vụ nước này đang lên kế hoạch chuẩn bị cho một cuộc bầu cử sớm nếu Thủ tướng không giải quyết được cuộc khủng hoảng hiện nay. Cả Thủ tướng Berlusconi và Tổng thống Ciampi ngày 17/4 đã họp với nhau để bàn cách đảm bảo cuộc khủng hoảng không kéo dài sang tuần tới.

Uy tín của Thủ tướng Berlusconi gần đây đã giảm sút do những khó khăn của nền kinh tế đất nước và sự chia rẽ trong nội bộ Chính phủ và đây là thử thách khó khăn nhất đối với ông kể từ khi ông lên nắm quyền năm 2001.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.