Kế hoạch 'bí mật' của Tổng thống Trump na ná người tiền nhiệm

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Bảo tàng Israel tại Jerusalem ngày 23/7/2017. Ảnh: Evan Vucci
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Bảo tàng Israel tại Jerusalem ngày 23/7/2017. Ảnh: Evan Vucci
TPO - Lúc tranh cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông biết về Tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng nhiều hơn cả các tướng lĩnh (?). Nhưng đến nay, giới quan sát cho rằng chính quyền Mỹ đang vận dụng những nguyên tắc cốt lõi trong kế hoạch của cựu Tổng thống Barack Obama.

Hôm 19/5, một ngày sau khi Washington ngập tràn trong những bê bối liên quan đến Nhà Trắng, Lầu Năm góc thông báo chủ tịch và phó chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Joseph Dunford và Tướng Paul Selva, sẽ được đề cử thêm một nhiệm kỳ nữa.

Tư lệnh các chiến dịch quân sự ở Afghanistan, Iraq, Bắc Phi và Syria – những nơi lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) hiện diện nhiều nhất, đều đang tiếp tục nhiệm vụ.

Cũng trong ngày 19/5, ông Dunford và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis cập nhật với báo chí về chiến dịch chống IS, trong đó ông Trump ra lệnh phải tăng tốc. Họ đưa ra rất ít chi tiết về kế hoạch được trình lên Tổng thống.

Nhưng những nội dung hai người này nói đã được tiết lộ. Họ chỉ nhấn mạnh hai thay đổi quan trọng: trao thêm quyền cho các chỉ huy thực địa, và thay đổi từ nhiệm vụ đẩy IS ra khỏi các địa điểm an toàn sang nhiệm vụ bao vây các thành trì của chúng.

Đáng chú ý, Bộ trưởng Mattis nhấn mạnh các quy tắc hoạt động của Mỹ không thay đổi, và các lực lượng Mỹ sẽ duy trì “những nỗ lực phi thường nhằm tránh thương vong cho dân thường vô tội”. Mối quan tâm của Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H.R. McMaster là mở rộng đáng kể hiện diện của lực lượng Mỹ ở Syria.

Những điều này được cho là thay đổi chiến thuật chứ không phải thay đổi cơ bản về chiến lược. Cách tiếp cận của người tiền nhiệm Obama là hợp tác với các đối tác ở Iraq và Syria vẫn đang được thực hiện, và chiến dịch không kích của lực lượng liên quân đang diễn ra song song với các hoạt động trang bị vũ khí, huấn luyện và cố vấn cho các đối tác địa phương – những hoạt động đòi hỏi ít lực lượng Mỹ trên mặt đất.

Những mục tiêu cốt cót của Mỹ vẫn được giữ nguyên: chiếm hai trung tâm còn lại của IS là thành phố Mosul ở Iraq và Raqqa ở Syria; và đối phó với lực lượng của IS ở miền nam Syria và thung lũng Euphrates.

Tổng thống Mỹ gần đây cũng phê chuẩn kế hoạch vũ trang cho lực lượng người Kurd ở Syria – trước sự phản đối dữ dội của Tổng thống Syria Recep Tayyip Erdogan.

Như ông Obama từng kết luận, và nay nhóm của ông Trump rõ ràng đã thừa nhận, rằng cách tiếp cận hiện nay là bền vững nhất. Việc tăng đáng kể hiện diện của quân Mỹ ở Iraq chắc chắc sẽ khiến quân Mỹ đối mặt với nhiều nguy hiểm và khiến Washington tốn kém hơn.

Chiến dịch chống IS đã ngốn của nước Mỹ gần 15 tỷ USD kể từ tháng 8/2014, và 11 quân nhân Mỹ đã thiệt mạng. Chi phí này chưa là gì so với hàng trăm tỷ đô la Mỹ và hàng ngàn binh lính Mỹ thiệt mạng ở Iraq cách đây 1 thập kỷ.

Giới quan sát cho rằng Mỹ và các đối tác có thể chiến thắng trên chiến trường Mosul và Raqqa nhanh hơn nếu không phân biệt các vụ đánh bom, nhưng điều này sẽ không nhất quán với luật xung đột vũ trang và các giá trị mà Mỹ đề cao, cũng như sẽ trao cho IS công cụ tuyên truyền và tuyển mộ mạnh hơn.

Ngay từ đầu, các tướng Mỹ chưa bao giờ nói rằng cuộc chiến chống IS ở Iraq và Syria sẽ dễ dàng và nhanh chóng. Nhưng họ đã đạt được một số kết quả, với việc dần dần giành lại những vùng đất từng bị IS kiểm soát. Hãy hy vọng Tổng thống Mỹ đủ kiên nhẫn với kế hoạch mà ông đang theo đuổi.

MỚI - NÓNG