Khai mạc Hội nghị G-20

Khai mạc Hội nghị G-20
TP - Ngày 2/4, tại London khai mạc hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới gồm nhóm các nước công nghiệp phát triển (G-7), Liên minh châu Âu (EU)  và các nước đứng đầu nhóm đang phát triển (Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil...).
Khai mạc Hội nghị G-20 ảnh 1
Vợ chồng Thủ tướng Anh Gordon Brown (trái) đón vợ chồng Tổng thống Mỹ Barack Obama sang dự Hội nghị Thượng đỉnh G – 20. Ảnh: CNN

Các hãng tin cho biết, chủ đề chính của Hội nghị G-20 lần này nhằm tìm ra giải pháp khẩn cấp đưa nền kinh tế thế giới nhanh chóng thoát ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay.

Hội nghị chưa chính thức diễn ra nhưng các nước thuộc G-20 đã bày tỏ những vấn đề đáng quan tâm khác nhau.

Tuy nhiên chương trình nghị sự đều nóng bỏng, xoay quanh những biện pháp đối phó với khủng hoảng và xây dựng một cơ cấu tài chính thế giới vững chắc cho tương lai.

Các chuyên gia tài chính ước tính để giúp bình ổn tình hình tài chính ở các nước nghèo và các nước đang phát triển, IMF cần được tăng thêm 500 tỷ USD vào vốn của mình.

Trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đến London dự hội nghị thượng đỉnh G-20, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Timothy F. Geithner cam kết Washington sẽ góp thêm 100 tỷ USD vào IMF, tương đương một phần năm số tiền cần tăng thêm cho Quỹ này.

Các bộ trưởng tài chính G-20 dễ dàng nhất trí việc cần tăng vốn cho IMF để giúp các nước nghèo vượt qua khủng hoảng. Tuy nhiên trong số 500 tỷ USD cần được bổ sung cho IMF, khoảng 300 tỷ USD vẫn còn thiếu.

Khoản đóng góp này đang chờ cam kết tài chính từ phía Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Brazil, v.v.- những nền kinh tế có dự trữ nhiều ngoại tệ hàng đầu thế giới.

Phía Nhật Bản cho biết Tokyo có thể đóng góp thêm cho IMF khoảng 100 tỷ USD. Trung Quốc cũng được Hội nghị G-20 chờ đợi công bố khoản đóng góp vào IMF 100 tỷ USD.

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy mang đến G-20 kiến nghị cần có chuyển biến thực sự các qui định tài chính quốc tế, nếu không, ông sẽ bỏ hội nghị ra về.

Tuy nhiên, trước Hội nghị G-20 một quan chức ở Bắc Kinh nói rằng Trung Quốc còn phải lo giải quyết vấn đề kinh tế trong nước trước nên chỉ có thể đóng góp được 10 tỷ USD Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev còn mang đến Hội nghị G-20 đề nghị cải cách mạnh mẽ hệ thống tài chính thế giới.

Bắc Kinh và Matxcơva muốn Hội nghị G-20  phải tìm một đồng tiền chủ chốt làm tiền tệ dự trữ siêu quốc gia, thay thế cho đồng USD hiện nay. Đề nghị chắc sẽ bị phía Mỹ phản bác. 

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon mang đến Hội nghị G-20 đề nghị phải gây quỹ 1.000 tỷ USD mới có thể cứu nguy cho các nền kinh tế đang phát triển gặp khó khăn trên toàn thế giới.

Dự kiến, Hội nghị G-20 sẽ thông qua một số văn kiện trong đó có tuyên bố chung về việc các nhà lãnh đạo G-20 thỏa thuận một số biện pháp nhằm cải cách thị trường và các thể chế tài chính quốc tế, cam kết tránh bảo hộ mậu dịch, đặt mục tiêu đến hết 2010 nền kinh tế thế giới phải phục hồi và bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.