Khoảnh khắc kinh hoàng nghe mình sắp bị ngừng sự sống

Mặc dù có vẻ hôn mê nhưng Jenny có thể nghe những cuộc nói chuyện. Ảnh: SWNS
Mặc dù có vẻ hôn mê nhưng Jenny có thể nghe những cuộc nói chuyện. Ảnh: SWNS
Một người phụ nữ từng được cho là bị chết não đã bồi hồi kể lại khoảnh khắc kinh hoàng khi cô nghe các bác sĩ xin phép gia đình cho ngừng sự sống của cô.

Jenny Bone, 40 tuổi, sinh sống ở Anh đã bị đe dọa đến tính mạng sau khi mắc hội chứng Guillain-Barre (hội chứng rối loạn do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công một phần hệ thần kinh ngoại biên). Các các bác sĩ của bệnh viện L&D điều trị cho Jenny cho biết, hệ thần kinh của cô hoàn toàn bị tê liệt và thông báo với chồng của Jenny là anh John Bone rằng cô có thể không qua khỏi.

Mặc dù Jenny có vẻ bất tỉnh, nhưng cô vẫn có thể nghe những cuộc nói chuyện giữa chồng và các bác sĩ, song cô không thể nói được. Cô nghe các bác sĩ nói với chồng mình rằng nếu anh đồng ý, họ sẽ cho dừng sự sống của cô.

Thế nhưng rất may là John nhất quyết đợi Jenny trong một thời gian nữa trong khi bà mẹ một con vẫn ở tình trạng được cho là hôn mê. Nhờ vào quyết định sáng suốt của chồng mà Jenny hoàn toàn hồi phục và trở lại với công việc, cuộc sống của mình.

Khoảnh khắc kinh hoàng nghe mình sắp bị ngừng sự sống ảnh 1

Nhờ quyết định sáng suốt của chồng mà Jenny vẫn còn được sống. Ảnh: SWNS.

Khoảnh khắc kinh hoàng nghe mình sắp bị ngừng sự sống ảnh 2

Jenny nói: “Tôi rất ngạc nhiên khi nghe các bác sĩ xin phép chồng tôi cho tắt máy thở. Cũng như nhiều cặp vợ chồng khác, chúng tôi từng trao đổi những việc mình sẽ phải quyết định nếu một trong hai người lâm vào tình cảnh như thế này. Tôi từng nói với chồng rằng tôi muốn ngừng sự sống. Thế nhưng khi có chuyện xảy ra, John đi ngược với ý nguyện của tôi nhưng quả thật tôi hoàn toàn hài lòng vì sự trái ý này của chồng”.

John nói thêm: “Tôi thật sự rất buồn khi các bác sĩ hỏi ý kiến về việc ngừng sự sống của vợ. Nhưng tôi cho rằng còn quá sớm khi xem xét đến vấn đề này. Một vài ngày sau, các bác sĩ lại hỏi ý kiến khi tôi đang ngồi bên giường bệnh và nắm tay cô ấy. Bỗng dưng tôi phát hiện ra rằng cô ấy có thể nghe những gì mà chúng tôi nói với nhau. Cô ấy nhớ từng từ một trong cuộc đối thoại".

Khoảnh khắc kinh hoàng nghe mình sắp bị ngừng sự sống ảnh 3

Giờ đây Jenny có thể trở lại công việc của mình. Ảnh: SWNS.

Cơn ác mộng của Jenny bắt đầu từ tháng Ba năm ngoái, khi cô phát hiện mình ngồi dưới sàn nhà và không thể đứng dậy được. Sau đó các bác sĩ chẩn đoán cô mắc hội chứng Guillain-Barre.

Nhờ quyết định của chồng, cô dần hồi phục và được xuất viện vào tháng Sáu. Một năm sau khi xảy ra cơn ác mộng, Jenny đã trở lại làm việc mặc dù vẫn còn một vài di chứng như trí nhớ kém, đau chân và nói lắp. Jenny cũng gửi đơn thư khiếu nại bệnh viện L&D.

Gill Ellis, thành viên của tổ chức từ thiện hội chứng Guillain-Barre cho biết: “Hội chứng này không ảnh hưởng đến não của bệnh nhân. Các bệnh nhân vẫn có ý thức”.

Hội chứng Guillain-Barre là một chứng bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng lớn đến hệ miễn dịch đồng thời ảnh hưởng một phần đối với hệ thần kinh. Khoảng 1.500 người ở Anh mắc hội chứng này mỗi năm và 80% bệnh nhân hoàn toàn hồi phục sau ba năm chữa trị.

Theo Theo Phunuonline
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.