Không biết cái tưởng biết

Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị phía Trung Quốc chiếm đóng trái phép. (Nguồn: Reuters)
Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị phía Trung Quốc chiếm đóng trái phép. (Nguồn: Reuters)
TP - Đúng lúc Biển Đông lại sôi sùng sục bởi các hành động phi pháp của Trung Quốc tại các đảo họ lấn chiếm và nhằm dịp vừa kết thúc hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc, một nhà nghiên cứu Anh nêu ba điều đáng chú ý về nước này.

Chơi chữ theo cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Don Rumsfield thời Tổng thống George Bush, giáo sư Kerry Brown ở London chỉ ra “ba điều không biết được biết rất rõ” (three very clear known unknowns) về lối hành xử của TQ. Ba điều ấy “biết rất rõ” bởi chúng được dựa trên cả một đống kết quả quan sát, luận cứ, và phân tích. Song chúng cũng thực sự “không biết” bởi không có giải pháp nào hoá giải chúng cho đến thời điểm này.

“Điều không biết được biết” thứ nhất là cái cách TQ thành cường quốc biển. Các nhà phân tích TQ trong đó có Robert Ross ở Boston College nhận thấy TQ bỗng hung hăng lạ. Trước đó không lâu, chí ít từ thời Thanh Triều, cùng lắm TQ bành trướng trên đất liền từ giữa thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 18. Dưới thời Mao, họ cũng chưa có hải quân theo đúng nghĩa.

Gió xoay chiều khi đô đốc Lưu Hoa Thanh xây dựng chiến lược biển những năm 1980. Giờ đây TQ có một tàu sân bay và một chiếc đang trong công xưởng, số tàu chiến và tàu ngầm ngang ngửa Mỹ. Lần đầu tiên trong lịch sử, chiến lược cường quốc biển của TQ đặt thế giới vào một tình huống chưa có tiền lệ.

Thứ hai là kiểm soát quyền lực. Phương tây từng dễ khống chế tham vọng TQ từ Chiến tranh Nha phiến 1893 cho đến triều đại Mao. Dưới thời Tập Cận Bình, lần đầu tiên, nổi lên một TQ không chỉ muốn mà còn ngày càng có tiềm lực bá chủ.

Cuối cùng và phức tạp hơn cả là vấn đề giá trị. Sự trỗi dậy của TQ suy cho cùng là nhờ trật tự thế giới hình thành ít nhất từ hậu thế chiến thứ hai trong đó có việc nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001. Vậy mà trật tự ấy đang bị đảo lộn. Hầu như không ai cản được những gì TQ làm. Giáo sư Kerry Brown, còn là giám đốc một viện nghiên cứu ở King’s College, chỉ rõ chiêu bài đa phương hoá, đa dạng hoá và không can thiệp vào công việc nội bộ nước khác của TQ thực chất thể hiện tính tư lợi hơn là vị tha.

Kiểu hành xử “làm bạn với tất cả” ấy liệu có mang lợi cho người khác không hay chỉ nhõn TQ? GS K.Brown thừa nhận ông không biết vì chưa từng có tiền lệ này. Ba điều nói trên tưởng biết tuốt song, ông cho rằng, các cường quốc chẳng biết gì. Đã không biết thì sao tìm được thuốc chữa?

MỚI - NÓNG
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
TPO - Triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại" giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh có nội dung cô đọng, ấn tượng nhất về sự ra đời của “tuyến lửa” Trường Sơn - nơi luôn rung chuyển, bị cày xới và hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học của kẻ thù.