Không được tranh cử, Công chúa Thái Lan vẫn gây xáo trộn

Công chúa Thái Lan Ubolratana Rajakanya Sirivadhana Barnavadi. (Ảnh: Bobby Yip)
Công chúa Thái Lan Ubolratana Rajakanya Sirivadhana Barnavadi. (Ảnh: Bobby Yip)
TPO - Sự nghiệp chính trị của Công chúa Thái Lan Ubolratana Rajakanya Sirivadhana Barnavadi chỉ kéo dài 3 ngày, nhưng chỉ riêng tuyên bố của bà về việc muốn tranh cử vị trí thủ tướng cũng đủ gây sốc cho cả nước.

Việc chị gái của Vua Maha Vajiralongkorn muốn bước chân vào chính trị đã đủ gây sốc, nhưng thứ đe dọa sẽ đảo lộn chính trị Thái Lan là việc Công chúa muốn đại diện cho một đảng dân túy có quan hệ với cựu thủ tướng đang lưu vong.

Hôm 11/2, Ủy ban bầu cử Thái Lan từ chối tư cách tranh cử của Công chúa 67 tuổi bằng việc nhắc lại lời của Nhà Vua, rằng điều này là “không phù hợp”.

Tuy nhiên, ngay cả khi Công chúa không phải là một ứng viên trong cuộc bầu cử ngày 24/3 tới thì những tham vọng chính trị cũng như hành động táo bạo của lực lượng dân túy khi đề cử bà vẫn sẽ đọng lại trong trí nhớ của các cử tri.

Cuộc bầu cử đầu tiên kể từ cuộc đảo chính quân sự năm 2014 sẽ lại là dịp để các đồng minh của cựu thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra chống lại các đối thủ từ tầng lớp trung lưu và thành thị vẫn đặc biệt tận tụy với hoàng gia Thái. Ông Thaksin hay những đại diện của ông chiến thắng mọi cuộc bầu cử kể từ năm 2001 đến nay.

Với việc đề cử chị gái Nhà Vua chạy đua vị trí thủ tướng, đảng Thai Raksa Chart muốn lật lại cáo buộc lâu nay của các đối thủ rằng ông Thaksin và các đồng minh không đủ trung thành với chế độ quân chủ.

Hoàng gia Thái Lan vẫn được tôn trùng như bán thần. Xúc phạm hoàng gia là phạm luật và có thể bị phạt tù lên đến 15 năm.

Với truyền thông lâu đời đó, Hoàng gia vẫn đứng trên chính trị như một biểu tượng của văn hóa Thái.

Kể từ năm 2005, khi những người biểu tình chủ yếu từ phe trung lưu thành thị nổi lên chống lại ông Thaksin, lời kêu gọi của họ là để bảo vệ nền quân chủ.

Lực lượng biểu tình đó mặc áo vàng – màu biểu tượng của cố Vương Bhumibol Adulyadej, để thể hiện sự trung thành với hoàng tộc và văn hóa Thái mà họ cho rằng đang bị lực lượng của ông Thaksin đe dọa bằng những chuyện tham nhũng và củng cố quyền lực cá nhân.

Quân đội lật đổ ông Thaksin từ năm 2006, và kể từ đó, chính trị Thái Lan bị mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn khi những đồng minh của ông liên tục thắng cử rồi lại bị lật đổ bằng phán quyết của tòa hoặc đảo chính. Sự kiện gần đây nhất là vào năm 2014, khi quân đội lật đổ chính phủ do em gái ông Thaksin là bà Yingluck đứng đầu.

Việc đề cử Công chúa Udolratana là nỗ lực của đảng Thai Raksa Chart nhằm xoay chuyển tình thế và khơi dậy lòng trung thành với hoàng gia dành cho công chúa dân túy.

Nhưng ván cờ nhanh chóng bị đóng lại bởi anh trai của bà, người kế vị từ năm 2016 sau khi cha qua đời, và sẽ chính thức lên ngôi vào tháng 5 tới.

Nhưng việc Công chúa tham gia chính trị chóng vánh càng khiến những chia rẽ chính trị ở Thái Lan nghiêm trọng hơn, ông Anusorn Unno, Chủ nhiệm khoa xã hội và nhân văn tại ĐH Thammasat, đánh giá.

“Đối với những người ủng hộ Thai Raksa Chart, điều này tạo ra nhiều thiện cảm hơn cho đảng...Họ có thể cho rằng đảng này đang trở thành nạn nhân”, ông Unno nói.

Còn đối với lực lượng phản đối Thaksin, họ có coi đây là nỗ lực nhằm thao túng Hoàng gia, ông Unno đánh giá.

Theo theo Reuters
MỚI - NÓNG
Một nhân viên của Ukrainian Armor chuẩn bị đặt súng cối vào hộp tại khu nhà xưởng không được công khai vị trí. (Ảnh: Reuter)
Ngành vũ khí nội địa Ukraine kêu khó đủ đường
TPO - Hàng trăm doanh nghiệp sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự đã mọc lên ở Ukraine kể từ khi cuộc xung đột với Nga nổ ra, nhưng nhiều doanh nghiệp trong số đó đang chật vật vì thiếu tiền và tất cả đều lo sợ sẽ trở thành mục tiêu của tên lửa Nga.