Kịch bản xung đột Trung  -Nhật ở Thái Bình Dương

Kịch bản xung đột Trung  -Nhật ở Thái Bình Dương
Nhật vẫn 'trên cơ'

>>> Phần 1: Kịch bản chiến tranh Trung - Nhật ở Thái Bình Dương

Nhật vẫn 'trên cơ'

Ông Vasily Kashin nhận xét: “Nhiều khả năng PLA sẽ thất bại thê thảm nếu sử dụng xung đột vũ trang để chiếm đảo – nếu xảy ra một cuộc chiến tranh giới hạn mà lực lượng hai bên tương đương nhau, người Trung Quốc sẽ tổn thất nặng nề và khó lòng có thể gây ra những tổn thất tương đương cho phía người Nhật.

Tại thời điểm này người Nhật có ưu thế hơn hẳn về cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật, đồng thời lực lượng vũ trang Nhật Bản có ưu thế hơn hẳn về huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và kinh nghiệm, năng lực kỹ chiến thuật, khả năng điều hành và chỉ huy tác chiến. PLA xây dựng các hệ thống quản lý, điều hành, chỉ huy tác chiến và huấn luyện chiến đấu hoàn toàn mới, hệ thống tổ chức binh lực chưa được thử lửa trên chiến trường.

Kịch bản xung đột Trung  -Nhật ở Thái Bình Dương ảnh 1
  Tàu sân bay trực thăng của Nhật

Cấp độ sẵn sàng chiến đấu của các kíp trắc thủ, các phi đội, các thủy thủ đoàn vẫn còn có nhiều dấu hỏi. Ngoài ra, vũ khí trang bị và phương tiện chiến tranh của PLA thua sút so với của Nhật Bản, do đó các đơn vị của PLA khó lòng phát huy được hết uy lực tác chiến của vũ khí khí tài, đồng thời với phương thức chỉ huy điều hành tác chiến cổ điển của chiến thuật đại binh có thể dẫn đến các tổn thất nặng nề. Có lẽ, chiến tranh sẽ kết thúc với một thảm bại mang tính hủy diệt, và đối với Trung Quốc thì điều đó không thể nói có ý nghĩa thế nào.

“Hải quân Nhật Bản thực tế là lực lượng hùng mạnh – Ông quả quyết – Mặc dù Trung Quốc đã có những bước tiến vượt bậc trên lĩnh vực hải quân, nhưng để bước lên đẳng cấp của Nhật Bản, đặc biệt trong lĩnh vực chiến thuật và huấn luyện lực lương, người Trung Quốc cần kinh nghiệm và nhiều năm huấn luyện chiến đấu nữa”

Constantine Sivkov không đồng ý với nhận xét này, ông khẳng định: Tổn thất của PLA sẽ rất lớn, nhưng người Nhật cũng sẽ có những thiệt hại đáng kể. Trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang cấp độ cao, PLA sẽ sử dụng phương án chiến đấu tấn công, với mật độ phương tiện tác chiến dày đặc. Lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ buộc phải lựa chọn giải pháp phòng ngự chủ động, nếu xung đột trực tiếp binh lực, Trung Quốc có nhiều khả năng đạt được mục đích đặt ra.

PLA có ưu thế vượt trội về số lượng các tàu tên lửa hạng nhẹ và các tàu khu trục mang tên lửa, theo công bố của báo giới đại lục, có công nghệ tương đương với công nghệ thế giới. Với số lượng lớn, PLAN có thể bao vây công kích và tiêu diệt các cụm chiến hạm của Nhật Bản ngay cả trong trường hợp với tổn thất lớn, đồng thời đổ bộ lực lượng đánh chiếm quần đảo. Với số lượng vượt trội về không quân và lực lượng dự bị, không chiến trên bầu trời sẽ rất dữ dội, tiêm kích Nhật Bản sẽ phải đối phó với những đợt tiến công liên tiếp, nhiều tầng nhiều hướng.

Hải quân Trung Quốc diễn tập đổ bộ chiếm đảo
Hải quân Trung Quốc diễn tập đổ bộ chiếm đảo.

Lực lượng phòng không trên biển của Nhật sẽ phải đối phó với các đợt tấn công của tên lửa hành trình mặt đất, do đó sự hỗ trợ sẽ là rất thấp. Với số lượng nhỏ hơn, khả năng bẻ gãy các đợt không kích và yểm trợ hải quân trên biển cũng bị suy giảm, do đó, tính khả thi của khả năng dành thắng lợi của PLA nói chung rất lớn.

“Không thể đánh giá thấp cấp độ huấn luyện chiến đấu của PLA, theo những thông tin công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, cấp độ huấn luyện của PLA hoàn toàn không thấp hơn hải quân Nhật Bản, mà có thể cao hơn – Ông Sivkov nhận định – điểm khác hơn so với Nhật Bản, quân đội PLA huấn luyện tích cực, chủ động và rất thường xuyên, nội dung huấn luyện cơ bản và rất vững chắc, đồng thời quân đội Trung Quốc cũng sử dụng một số lượng lớn vũ khí, trang thiết bị và phương tiện chiến tranh phục vụ huấn luyện.

Như vậy, nếu xét trên góc độ năng lực chiến đấu, có thể coi năng lực tác chiến thực tế của hai bên ngang nhau, Nhật Bản vượt trội hơn Trung Quốc về kinh nghiệm tác chiến trên biển có từ đại chiến thế giới lần thứ II, nhưng với số lượng lớn, PLA cũng có thể bù đắp điểm yếu này. Do đó PLA hoàn toàn có khả năng tiêu diệt các cụm không quân Nhật ngay trên bầu trời Nhật Bản, dù có những tổn thất vô cùng lớn – nhưng có thể thực hiện được, nhằm mục tiêu là đổ bộ lực lượng lên đảo Senkaku.

Kịch bản xung đột Trung  -Nhật ở Thái Bình Dương ảnh 3
 

Siêu cường 'chống lưng'

Nhật Bản mặc dù có số lượng binh lực thấp hơn nhiều lần so với quân đội Trung Quốc, nhưng lại có một lợi thế vượt trội – là Đồng minh của Mỹ, theo hiệp ước phòng thủ chung đồng minh, quân đội Mỹ bắt buộc phải tham gia vào xung đột vũ trang, nếu như trong các quan hệ quốc tế, Nhật Bản có nguy cơ bị xâm lược. Trong những dự báo về cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc với lực lượng đồng minh Mỹ, Nhật, các chuyên gia đều có đồng quan điểm, Trung Quốc sẽ nhanh chóng thảm bại.

Theo nhận xét của ông Constantine Sivkov, nhân tố quân đội Mỹ đương nhiên sẽ loại trừ khả năng PLA tiến hành một cuộc xung đột vũ trang trong khu vực quần đảo Senkaku. Trong cuộc đối đầu có tính quy ước giữa PLA và không quân – hải quân Mỹ - Nhật, ngay cả trong trường hợp PLA đưa vào cuộc không kích một số lượng khổng lồ các máy bay chiến đấu, lực lượng không quân Mỹ trên các tàu sân bay, lực lượng cụm không quân chiến thuật trên đảo Okinawa và lực lượng không quân chiến lược trên đảo Guam kết hợp với lực lượng không quân Nhật Bản theo số lượng biên chế có khả năng ngăn chặn mọi đòn công kích đường không của PLA.

Đồng thời sẽ tấn công các căn cứ ven biển, các sân bay, căn cứ hải quân bằng và hệ thống hạm đội PLA tên lửa hành trình Tomahawk với số lượng rất lớn. Đây sẽ là đòn phản kích vô cùng mạnh mẽ, lực lượng không quân PLA sẽ bị tiêu diệt phần lớn cùng với hạ tầng cơ sở kỹ thuật, không quân và các căn cứ hải quân PLA hoàn toàn không thể chịu đựng được trong vòng hai tuần, lực lượng không quân sẽ không còn khà năng chiến đấu.

Nếu Mỹ trực tiếp tham chiến theo hiệp ước đồng minh ký với Nhật, kết cục thảm bại chắc chắn dành cho Trung Quốc
Nếu Mỹ trực tiếp tham chiến theo hiệp ước đồng minh ký với Nhật, kết cục không mấy tốt đẹp chắc chắn dành cho Trung Quốc.

Vũ khí trên hạm tàu PLA rất mạnh, nhưng hệ thống phòng không tương đối yếu, PLA có các chiến hạm phòng không được trang bị tên lửa phòng không tương đương S-300, nhưng hệ thống radar trinh sát, dẫn đường và chỉ thị mục tiêu chưa đồng bộ, thống nhất các loại hỏa lực phòng không, do đó với tên lửa chống tàu lớp Tomahawk hoàn toàn không có khả năng đánh chặn.

Các tên lửa chống tàu của Mỹ có tầm bắn xa ngoài tầm tấn công của tên lửa PLA do đó các chiến hạm Mỹ nằm ngoài tầm với. Trong điều kiện thực tế, nếu tình huống chính trị liên quan đến các đảo ở Senkaku nóng lên đến mức xảy ra xung đột vũ tranh, và nếu cuộc xung đột tiềm năng đó có sự tham gia của hải quân Mỹ thì khả năng cao nhất là chấm dứt các hoạt động quân sự, nhưng sẽ sử dụng phương pháp có hiệu quả hơn, đó là các đòn phản kích về kinh tế.

Không có sự yểm trợ của Mỹ, lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản khó lòng giữ được các hòn đảo đó, nếu như PLA quyết tâm chiếm đảo bằng mọi giá. Mặc dù không quân Trung Quốc sẽ có những tổn thất rất lớn, dự kiến đến 150 máy bay chiến đấu, và Nhật Bản cũng sẽ bị tổn thất một số lượng máy bay đáng kể (hàng chục chiếc), và cũng không ngăn chặn được PLA đổ bộ lên đảo. Nhưng nếu Mỹ tham chiến theo hiệp ước, thì lực lượng không hải của PLA sẽ nhanh chóng bị đè bẹp mà không đạt được mục đích đề ra.

Mỹ không chiếm vị trí nào trong cuộc tranh chấp biển đảo, nhưng nếu xảy ra xung đột vũ trang, các chính khách Mỹ có thể giải thích như một hành động tấn công xâm lược Nhật Bản. Và theo hiệp ước đồng minh, họ có thể gửi quân đội tham chiến - Vasily Kashin dự đoán – quân đội Mỹ có một cụm không quân hải quân công kích chủ lực với sự có mặt của tàu sân bay "George Washington", lính thủy đánh bộ trên đảo Okinawa, lực lượng không quân và bộ binh ở Hàn Quốc. Điều đó có nghĩa là, lực lượng quân đội Mỹ ở biển Hoa Đông khá mạnh.

Các chuyên gia Nga phân tích trong cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo Senkaku có sự hiện diện của lực lượng vũ trang Mỹ, bao gồm cả cụm không quân hải quân công kích chủ lực, lực lượng quân đội Mỹ này nếu xảy ra nguy cơ xung đột có thể trong một thời gian rất ngắn, có thể được tính bằng giờ sẽ có mặt trong khu vực xung đột và sẵn sàng tham chiến. Cán cân lực lượng hoàn toàn bất lợi cho Trung Quốc, nên để xảy ra một cuộc xung đột vũ trang là điều hoàn toàn không mong muốn. Để có thể đe dọa và gây nguy hiểm bằng chiến tranh nhỏ có giới hạn cho Nhật Bản, Trung Quốc phải đi thêm một đoạn đường rất dài.

Với các loại vũ khí tối tân như phi cơ tiêm kích tàng hình F-22 tối tân(ảnh), Mỹ dễ dàng định đoạt cuộc chơi và Trung Quốc hoàn toàn không có cơ hội
Với các loại vũ khí tối tân như phi cơ tiêm kích tàng hình F-22 tối tân (ảnh), Mỹ dễ dàng định đoạt cuộc chơi và Trung Quốc hoàn toàn không có cơ hội.

Từ góc độ chiến lược – chiến thuật, có thể thấy lực lượng tác chiến không hải của PLA trên thực tế khá hùng mạnh. Những đánh giá của các chuyên gia quân sự trên thực tế vẫn chưa thể nêu rõ được khả năng có xảy ra một cuộc xung đột vũ trang lớn hay không và kết quả của nó. Nhưng nếu lấy quan điểm của chính người Trung Quốc “chiến tranh là phương tiện để thực hiện mục đích chính trị” thì rõ ràng, khả năng xảy ra một cuộc xung đột “Trung – Nhật” trên quần đảo Senkaku còn phụ thuộc vào Học thuyết quân sự hải dương của Trung Quốc và chiến lược Phòng thủ ngoài khơi xa của PLA.

Trịnh Thái Bằng (Theo Moscou Defense News)

Theo Dịch
MỚI - NÓNG