Libya, Nigeria không giúp OPEC ổn định số lượng dầu tồn kho

Ảnh: Bloomberg
Ảnh: Bloomberg
TPO - Việc Libya và Nigeria chấp nhận các giới hạn về sản xuất dầu cũng sẽ không đủ để hỗ trợ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ổn định nguồn cung toàn cầu trở lại bình thường.

Hai nước châu Phi đã được miễn trừ hạn ngạch cung cấptheo thỏa thuận cuối năm 2016, nhưng hiện đang bổ sung sản lượng trong hai tháng qua để bù đắp cho sự cắt giảm nguồn cung từ Saudi Arabia.

Theo nhà tư vấn Nalcosa, cựu Bộ trưởng năng lượngAlgérie, Nordine Ait-Laoussine, nhà cung cấp hàng đầu của OPEC và các đồng minh do Nga dẫn đầu, sẽ vẫn phải điều chỉnh hạn ngạch để bù đắp cho sự gia tăng này.

"Thật không dễ dàng để nói rằng,có lẽ chúng ta nên đưa Nigeria và Libya vào khuôn khổ và như vậy, mọi chuyện sẽ", Ait-Laoussine nói.

Kể từ khi các bộ trưởng OPEC gặp nhau lần cuối cùng hồi tháng 5/2017, giá dầu đã rơi vào tình trạng thiệt hại nặng nề. Các nhà quan sát thị trường bao gồm Goldman Sachs Group Inc nói rằng, việc cắt giảm sâu hơn là cần thiết để hoàn thành công việc tái cân bằng thị trường.

Tuy nhiên, theo Tổng Thư ký OPEC, Mohammad Barkindo, với những cắt giảm sâu hơn hiện không nằm trong chương trình nghị sự, nhóm này đang nghiên cứu những cách khác mà thỏa thuận có thể được điều chỉnh. Họ đã mời Libya và Nigeria tới cuộc họp ở Nga để thảo luận về sự ổn định trong sản xuất của họ, Issam Almarzooq, Bộ trưởng Dầu mỏ Kuwait cho biết tại Istanbul vào ngày 9/7.

Dữ liệu hàng tháng do Bloomberg tổng hợp cho thấy hai nước đã tăng thêm 440.000 thùng/ngày vào tháng 5 và tháng 6, cho phép khởi động tăng sản lượng lại các mỏ dầu để ổn định nguồn cung do Saudi Arabia.

Sản lượng của Libya thậm chí còn cao hơn mốc cao nhất trong vòng 4 năm qua với 1 triệu thùng/ngày vào đầu tháng này. Tuy nhiên, đất nước này vẫn bất ổn về mặt chính trị và sản lượng dầu và xuất khẩu vẫn có thể sẽ dễ bị tổn thương khi thường xuyên bị gián đoạn bởi các phe phái vũ trang và bạo loạn từ những người lao động.

Đầu ra mong muốn

"OPEC và Nga phải đối mặt với thực tế là có sự tăng trưởng sản lượng ở những nơi khác làm suy yếu nỗ lực của họ", Harry Tchilinguirian, trưởng bộ phận chiến lược thị trường hàng hóa của BNP Paribas SA cho biết. "Các loại dầu đá phiến của Nigeria, Libya và Mỹ đã ngày càng nổi lênngăn cản mọi nỗ lực cắt giảm của OPEC".

Ait-Laoussine hoài nghi rằng Libya hay Nigeria sẽ đồng ý với những hạn mức thấp hơn mức sản xuất họ mong muốn vì họ đã luôn cảm thấy đã "bị tước đoạt, chèn ép" năng lực trong một thời gian dài.

Liệu các quốc gia này có chấp nhận con số 1,25 triệu thùng mỗi ngày thay vì 1,8 triệu thùng/ngày? Nếu đạt được mục tiêu này, tổng sản lượng OPEC vào cuối năm vẫn có thể đạt con số gần 33 triệu thùng/ngày.

"Và như vậy, OPEC vẫn sẽ sản xuất quá nhiều nếu các hạn ngạch khác không thay đổi," Ait-Laoussine nói.

Theo Theo Bloomberg
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.