Liên minh châu Âu quyết trừng phạt Nga

Bất chấp thiệt hại đối với chính mình, EU vẫn tiếp tục duy trì sự cứng rắn đối với Nga nếu Nga không làm theo các yêu sách của EU.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alesei Meshkov hôm qua (29/11) đề nghị Liên minh châu Âu ( EU) dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nhằm vào nước này. Đổi lại, Nga cũng sẽ dỡ bỏ lệnh cấm nhập lương thực từ Liên minh châu Âu. Đề nghị này của Nga có thể coi là một bước đi tích cực giúp giảm nhẹ căng thẳng mối quan hệ giữa Nga và EU, qua đó từng bước giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.

Tuy nhiên, châu Âu đã thẳng thừng từ chối đề nghị này, đồng thời tiếp tục thông báo áp đặt biện pháp trừng phạt mới nhằm vào lực lượng đối lập tại phía đông Ukraine.

Liên minh châu Âu quyết trừng phạt Nga ảnh 1Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker phát biểu tại Nghị viện châu Âu hôm 26/11 (Ảnh AP)
Liên minh châu Âu và Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga vào cuối tháng 7 vừa qua, nhằm vào các ngành năng lượng, ngân hàng, quốc phòng với cáo buộc Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine. Nga cũng trả đũa lại bằng việc cấm nhập khẩu thực phẩm từ châu Âu, trị giá khoảng 9 tỷ USD/năm.

Những biện pháp trừng phạt qua lại lẫn nhau đang gây tổn thất lớn đến nền kinh tế hai bên. Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov gần đây cho biết, giá dầu thấp cùng với các biện pháp trừng phạt tài chính của phương Tây đã khiến Nga tổn thất khoảng 130 tỷ USD/năm. Trong khi đó, theo đánh giá của quan chức Nga, các biện pháp trừng phạt của EU nhằm vào Nga cũng sẽ khiến khối này tổn thất khoảng 50 tỉ USD vào năm tới. Xuất khẩu của châu Âu tới Nga trong tháng 8 vừa qua giảm khoảng 20% so với tháng 7 do các biện pháp trừng phạt.

Nhận thức rõ các biện pháp đối đầu trong thời gian qua đang tác động tiêu cực đến nền kinh tế hai bên, trong khi cuộc khủng hoảng Ukraine vẫn bế tắc,  Thứ trưởng Ngoại giao Nga Meshkov cho rằng, điều duy nhất mà Nga mong đợi từ các đối tác phương Tây đó là dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt vô nghĩa và Nga cũng sẽ đưa ra các bước đi tương tự.

Đề nghị này của Nga được cho là  nhằm giảm căng thẳng giữa hai bên. Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker bác bỏ đề nghị này và khẳng định, các biện pháp trừng phạt sẽ tiếp tục được duy trì nếu Nga không có những bước đi nhằm làm giảm căng thẳng trong khu vực.

Trong khi đó, Nga và Liên minh châu Âu tiếp tục thể hiện cách tiếp cận khác nhau liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine. Phát biểu tại cuộc gặp với người đứng đầu Hội đồng châu Âu Thorbjorn Jagland đang ở thăm Nga hôm qua, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng, cuộc khủng hoảng Ukraine cần phải được giải quyết thông qua biện pháp chính trị. Ông nói, các bên liên quan cần thúc đẩy một cuộc đối thoại toàn diện để tìm ra các bước đi hướng tới một thỏa thuận quốc gia. Nga ủng hộ thỏa thuận hòa bình Minsk và chính phủ Ukraine cần thiết lập quan hệ với lực lượng đối lập được bầu chọn hôm  mùng 2/11 vừa qua.

“Chúng tôi mong muốn thấy mối quan hệ giữa lãnh đạo khu vực Donetsk, Lugansk và chính quyền Kiev bắt đầu được khôi phục lại sớm nhất có thể,” ông Lavrov nói. “Ngoài ra, sau cuộc bầu cử tại Đông Nam Ukraine,  những người được lựa chọn bởi người dân khu vực cần phải có tiếng nói trong nỗ lực chung ủng hộ khôi phục trật tự kinh tế, văn hóa và chính trị của đất nước”.

Tuy nhiên, Liên minh châu Âu vẫn khẳng định rằng, cuộc bầu cử hôm mùng 2/11 vừa qua là bất hợp pháp và những người tổ chức cuộc bầu cử này đáng bị lên án.

Liên minh châu Âu hôm qua tiếp tục thông báo danh sách trừng phạt nhằm vào lực lượng đối lập tại phía Đông Ukraine, Theo đó, EU áp đặt trừng phạt đối với 13 người Ukraine với cáo buộc tổ chức cuộc bầu cử tại phía đông hôm mùng 2/11 vừa qua.

Trong khi phương Tây và Nga bất đồng trong cách tiếp cận về Ukraine, giới quan sát cho rằng, tương lai của Ukraine phải phụ thuộc vào chính người dân nước này và cách quyết định của họ.

Phó giám đốc Trung tâm Thông tin của Hội đồng quốc phòng và an ninh quốc gia Ukraine Vladimir Polevoy hôm qua khẳng định, thỏa thuận Minsk đạt được vẫn là nền tảng cho chính sách của chính phủ giải quyết tình hình tại phía đông Ukraine. Lãnh đạo các nước cộng hòa tự xưng tại miền Đông Ukraine cũng nhấn mạnh ủng hộ thỏa thuận Minsk và sẽ công bố một thỏa thuận với chính phủ Ukraine về việc giám sát chặt chẽ thỏa thuận ngừng bắn này.

Theo Theo VOV
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.