Liệu Bắc Kinh và Seoul có thể trở thành đối tác chiến lược?

Liệu Bắc Kinh và Seoul có thể trở thành đối tác chiến lược?
TPO - Trung Quốc và Hàn Quốc dường như đang tiến lại gần với nhau. Mối quan hệ này sẽ tiến xa tới đâu?

Chủ tịch Trung Quốc sẽ kết thúc chuyến thăm trao đổi cấp nhà nước tới Hàn Quốc trong khoảng thời gian một năm. Điều này thể hiện sự  tăng cường đáng kể mối quan hệ giữa Seoul - Bắc Kinh, đặc biệt nếu so sánh thì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chưa thăm Bình Nhưỡng hay tiếp kiến Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un.

Tương tự, hội nghị thượng đỉnh quen thuộc giữa Seoul - Tokyo đã biến mất khi mối quan hệ Seoul - Bắc Kinh được tăng cường. Tất cả làm dấy lên câu hỏi đối với Tokyo rằng liệu rằng Seoul có thể thích Bắc Kinh hơn Mỹ và Nhật Bản?

Cho dù mối quan hệ thương mại bùng nổ giữa Seoul và Bắc Kinh đã lớn hơn tổng giá trị thương mại của Hàn Quốc với Mỹ và Nhật Bản cộng lại, thì tương lai quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc có thể tiến tới đâu trong tương lai, và với mục đích gì?

Trung Quốc sẽ giúp Hàn Quốc thống nhất bán đảo Triều Tiên?

Đối với Seoul, sự đánh đổi chiến lược này sẽ đến từ sự đồng thuận của Bắc Kinh đối với vai trò lãnh đạo của Seoul trong kiến tạo sự thống nhất trên bán đảo Triều Tiên.

Điều này tiếp tục là mục tiêu chính của Hàn Quốc trong mối quan hệ với Bắc Kinh kể từ khi cựu Tổng thống Hàn Quốc Roh Tae-woo bình thường hóa mối quan hệ với Bắc Kinh với chính sách Nordpolitik vào những năm 1990.

Bắc Kinh vẫn muốn duy trì sự cân bằng giữa Bình Nhưỡng và Seoul. Dù mối quan hệ thương mại với Hàn Quốc bùng nổ, tăng gấp hơn 35 lần so với hai thập niên trước, lãnh đạo Trung Quốc vẫn tỏ ra ngần ngại với ý định từ bỏ Bình Nhưỡng để ủng hộ Seoul.

Năm 2010, Trung Quốc từng bảo vệ Bình Nhưỡng trước sự giận giữ từ quốc tế sau vụ bắn pháo lên đảo Yeonpyong. Năm 2011, tất cả các Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc đã xuất hiện tại Sứ quán Triều Tiên để tưởng niệm cái chết của cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Châng-il .

Tuy nhiên, kể từ khi Triều Tiên dưới thời Kim Châng-un tiến hành thử hạt nhân lần thứ ba giữa lúc chuyển giao quyền lực của ông Tập Cận Bình vào đầu năm 2013, mối quan hệ chính trị Trung-Triều đã xấu đi. Trung Quốc bị sốc trước sự đối sự của Kim Châng-un với chú mình là Jang Song Thaek, người mà Bắc Kinh đã chào đón như một phái viên của Kim Châng-un một năm trước khi ông này bị hành quyết.

Liệu cuối cùng thì ông Tập Cận Bình sẽ thỏa mãn lòng mong mỏi của Hàn Quốc bằng cách loại bỏ Kim Châng-un? Có thể là không, nếu Hàn Quốc vẫn tiếp tục duy trì sự gắn kết đồng minh với Mỹ, và Trung Quốc tiếp tục coi việc duy trì được sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên là một ưu tiên lớn hơn mục tiêu chính của Mỹ là phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và mục tiêu chính của Hàn Quốc là thống  nhất bán đảo Triều Tiên.

Hàn Quốc có đánh đổi đồng minh với Mỹ để giành sự ủng hộ của Trung Quốc?

Đối với Bắc Kinh, sự đánh đổi lớn nhất từ chuyến thăm tới Seoul, ngoài khéo léo gửi đi thông điệp tới Bình Nhưỡng, sẽ là việc bảo đảm sự hợp tác giữa Seoul với Bắc Kinh nhằm chỉ trích Nhật Bản.

Không thể nghi ngờ rằng khi thăm khu đền Yasukuni tháng 12 năm ngoái, Thủ tướng Shinzo Abe  đã làm dấy lên sự giận dữ và bất bình đối với cả Hàn Quốc và Trung Quốc.

Cả hai chính phủ và người dân hai nước này sẽ tiếp tục theo dõi các động thái quốc phòng mang tính “diều hâu” khi Nhật phá vỡ mức chi tiêu quốc phòng 1% GDP và sửa đổi Hiến pháp đối với quyền phòng vệ tập thể.

Nhưng dù năm ngoái Trung Quốc đã đột nhiên quyết định kỉ niệm  cuộc chiến Ahn Jung-geun giành độc lập Triều Tiên bằng một bảo tàng thay vì đơn giản là một tấm bảng tưởng niệm, thì Hàn Quốc đã từ chối “cuộc chơi bên ngoài” với việc sử dụng hội nghị thượng đỉnh với Bắc Kinh nhằm lôi kéo Nhật Bản ủng hộ một “cuộc chơi bên trong”.

Trong đó, tập trung vào việc gây sức ép để Mỹ thử khả năng Thủ tướng Nhật Bản vượt qua những bước đi pháp lý để tăng cường khả năng phòng vệ của Nhật Bản, phá vỡ chủ nghĩa xét lại lịch sử trong khu vực.

Cách tiếp cận cho thấy rõ ràng rằng Hàn Quốc đang sử dụng đồng minh với Mỹ như là một “bờ giậu” và nền tảng để tăng cường ảnh hưởng ngoại giao trong giải quyết các vấn đề về Trung Quốc hơn là đặt mối quan hệ đồng minh này nhằm thương lượng giành sự ủng hộ của Trung Quốc đối với tiến trình thống nhất bán đảo Triều Tiên.

Một quan hệ kinh tế lớn mạnh giữa Trung Quốc và Hàn Quốc đã khiến Bắc Kinh và Seoul gần nhau hơn bao giờ hết, nhưng vẫn còn thiếu những ý nghĩa chiến lược trong mục tiêu chung và lợi ích chung giữa hai nước.

Vì vậy, trong khi mối quan hệ Trung – Hàn có thể phục vụ lợi ích chung trong một số vấn đề, thì vẫn còn đó những hạn chế để có thể phát triển mối quan hệ này thành quan hệ chiến lược và chính trị. 

Theo Theo The Diplomat
MỚI - NÓNG