Lời kể hãi hùng của một đao phủ chuyên nghiệp

Quảng trường Deera ở trung tâm thủ đô Riyadh (Arập Xêút) khi không có hành quyết. Ảnh: Ibtimes.
Quảng trường Deera ở trung tâm thủ đô Riyadh (Arập Xêút) khi không có hành quyết. Ảnh: Ibtimes.
Beshi không chịu tiết lộ ông ta được trả bao nhiêu tiền cho việc làm đao phủ vì đây là thỏa thuận riêng. Nhưng Beshi cho biết thù lao không quan trọng. Ông ta khẳng định lại một lần nữa: "Tôi rất tự hào được làm công việc của Thượng đế".

Tờ Arab News đã dẫn lại lời của tay đao phủ nói với tờ nhật báo tiếng Arab Okaz như sau: "Chuyện này chẳng thành vấn đề đối với tôi. Hai, 4, 10 hay bao nhiêu người bị hành quyết thì đều thế cả". Beshi bắt đầu công việc của mình tại một nhà tù ở Taif. Hồi đó, nhiệm vụ của ông ta là còng tay và bịt mắt các tử tù trước giờ hành quyết. Ông ta nói: "Ban đầu công việc của tôi chỉ như vậy, và dần dần tôi nuôi ý định trở thành một đao phủ chuyên nghiệp". Beshi nộp đơn xin làm đao phủ và đã được chấp nhận.

Theo Luật Hồi giáo Sharia hà khắc áp dụng ở quốc gia Vùng Vịnh, án tử hình được áp dụng đối với các tội như sát nhân, bỏ đạo, hãm hiếp, cướp có vũ trang, buôn ma túy, và lạm dụng ma túy. "Phi vụ" đầu tiên của Beshi là vào năm 1988 ở Jeddah. Beshi nhớ lại: "Tội phạm bị trói lại và bịt mắt. Bằng một nhát kiếm tôi đã cho hắn chầu trời…".

Dĩ nhiên Beshi khi đó đã rất lo lắng vì có nhiều người đang dõi theo hành động của mình, nhưng giờ thì cảm giác đó đã đi vào dĩ vãng. Beshi nói ông ta rất điềm tĩnh khi hành sự vì ông tin rằng đang thi hành công việc của đấng Allah. Khi được hỏi liệu mọi người có sợ mình hay không, đao phủ giải thích: "Ở đất nước này xã hội hiểu luật pháp của Thượng đế. Chả ai sợ tôi cả. Tôi có nhiều họ hàng cũng như nhiều bạn bè ở thánh đường. Tôi sống một cuộc sống bình thường như bao người khác. Công việc của tôi không gây ảnh hưởng gì tới cuộc sống của tôi cả".

Lời kể hãi hùng của một đao phủ chuyên nghiệp ảnh 1 Đao phủ Beshi không ngại lộ mặt và chia sẻ về công việc đặc biệt của mình. Ảnh: Arab News.
Beshi không chịu tiết lộ ông ta được trả bao nhiêu tiền cho việc làm đao phủ vì đây là thỏa thuận riêng. Nhưng Beshi cho biết thù lao không quan trọng. Ông ta khẳng định lại một lần nữa: "Tôi rất tự hào được làm công việc của Thượng đế". Gã đao phủ nói rằng thanh kiếm dùng cho việc hành quyết có giá khoảng 20.000 riyal: "Đó là một món quà từ chính quyền. Tôi chăm sóc nó và thi thoảng đem nó ra mài sắc. Tôi cố giữ cho nó sạch sẽ trước khi được giao nhiệm vụ".

Khi các tử tù tới pháp trường, đa số trong lòng vẫn hy vọng được tha vào phút chót. Đoạn nói chuyện duy nhất giữa tử tù và đao phủ này là khi ông bảo tử tù đọc Shahada - lời xác nhận niềm tin vào Hồi giáo. Beshi kể ông đã hành quyết vô số phụ nữ không chút ngập ngừng. "Dù cho tôi ghét bạo lực với phụ nữ, nhưng khi đó là ý Thượng đế thì tôi sẽ vẫn ra tay". Không có khác biệt nào giữa hành quyết nữ giới và nam giới, ngoại trừ việc phụ nữ đội mũ trùm đầu, và không ai được phép lại gần trừ đao phủ khi tới giờ hành quyết.

Là đao phủ nhiều kinh nghiệm, Beshi được tín nhiệm trao nhiệm vụ huấn luyện một số người trẻ vào nghề này. "Tôi đã huấn luyện thành công cho cậu con trai Musaed 22 tuổi. Giờ thì nó đã được nhận vào nghề này rồi", Beshi nói vẻ tự hào.

Beshi tự coi mình là người đàn ông của gia đình. Kết hôn trước khi trở thành đao phủ, vợ ông ta không hề phản đối nghề mà chồng mình lựa chọn. Beshi nhớ lại: "Cô ấy chỉ bảo tôi là suy nghĩ cẩn trọng trước khi dấn thân vào nghề... Nhưng tôi không cho là cô ấy sợ tôi. Tôi rất yêu thương gia đình. Họ không sợ hãi khi tôi quay về nhà sau một vụ hành quyết nào đó". Là cha của 7 đứa con, Beshi tự hào vì mình đã lên chức ông. "Tôi có một con gái đã lập gia đình và sinh được một bé trai tên là Haza - niềm tự hào và niềm vui của tôi. Ngoài ra còn có các con trai của tôi. Đứa lớn nhất là Saad. Còn thằng Musaed thì sẽ nối nghiệp cha".

Theo Theo An Ninh Thế Giới
MỚI - NÓNG