London đã chuẩn bị những gì cho hậu 11/9?

London đã chuẩn bị những gì cho hậu 11/9?
(TPO) Nước Anh ý thức sâu sắc về nguy cơ khủng bố, đặc biệt là London từ sau vụ 11/9/2001 xảy ra tại Mỹ. Họ đã đầu tư nhiều công sức và tiền của để chống khủng bố.
London đã chuẩn bị những gì cho hậu 11/9? ảnh 1
Anh tăng cường đầu tư cho hoạt động chống khủng bố

Năm 2002, Thủ tướng Tony Blair cho hay, đe doạ khủng bố của al-Qaeda là "có thật và nghiêm trọng."

Tháng 3/2004, Uỷ viên ngài John Stevens đã nhận rằng việc khủng bố tấn công là "không thể tránh khỏi". Ông cũng cho biết cảnh sát đã ngăn chặn được nhiều âm mưu khủng bố.

Trước khi các vụ nổ xảy ra ngày hôm qua, các quan chức đã nhắc nhở công chúng nên cảnh giác, họ không hề cảnh báo, thậm chí còn quả quyết London hoàn toàn có thể đối mặt các vụ việc an ninh xảy ra bất ngờ. Họ cho biết mục tiêu là kiểm soát rủi ro, hoàn toàn có thể loại bỏ nguy cơ xảy ra.

Tuy nhiên, trước đó, phe đối lập - Đảng Bảo thủ đã kêu gọi chuẩn bị đối phó với 1 vụ tấn công "miễn cưỡng".

Chi tiêu cho an ninh

Theo Bộ trưởng Tài chính Gordon Brown, chi tiêu cho an ninh hàng năm tăng từ 950 triệu bảng (1,7 tỷ USD) năm 2001 lên 1,5 tỷ bảng năm 2004 - 2005 và sẽ là 2,1 tỷ bảng năm 2007 - 2008.

Khoảng 56 triệu bảng đã được đổ vào việc chống độc hại trong các vụ tấn công hoá chất, sinh học và hạt nhân. 10 triệu bảng được đổ vào công tác cứu trợ y tế và phòng cháy cùng các đơn vị cảnh sát chống khủng bố.

London đã chuẩn bị những gì cho hậu 11/9? ảnh 2
Nhân viên an ninh gác xung quanh Nhà Quốc hội

Tháng 9/2003, cảnh sát phòng cháy đã được trang bị bộ quần áo chống độc màu xanh sáng, cảnh sát đóng vai trò là các thành viên của công chúng khi họ diễn tập đối phó 1 vụ tấn công hoá học tại đường ray xe điện ngầm gần nhà ga Bank.

Một bản báo cáo cho biết: London đã cải thiện hệ thống an ninh, tuy nhiên còn rất nhiều việc phải làm, đặc biệt là việc chuẩn bị kỹ càng các kế hoạch dự phòng trong việc giải cứu nạn nhân ở dưới lòng đát. Các phương tiện truyền thông cũng có vấn đề.

Các Bộ trưởng cho rằng các cuộc thao diễn là vô cùng quan trọng.

Tháng 2/2003, hàng trăm cảnh sát và binh linh đã được dàn trận tại sân bay Heathrow sau các nhiều thông tin đưa ra về việc máy bay chở khách có thể bị tên tấn công bởi tên lửa.

Đội cứu hộ khẩn cấp London đã được thành lập sau vụ 11/9 để xem xét lại khả năng sẵn sàng đối phó các vụ tấn công, đồng thời liên kết các lực lượng cấp cứu, các tiện ích công cộng, y tế, giao thông và kinh doanh...

Việc chuẩn bị này giúp London có thể đối phó tốt với các vụ việc lớn mà được cân nhắc từ trước. Tuy nhiên, cần tiếp tục tăng cường để đối đầu với những nguy cơ mới.

Sau vụ đánh bom hôm qua, Cao uỷ Sở Cảnh sát London, ông Ian Blair, đã nói: "Đó là tình huống mà chúng tôi đã có kế hoạch và chuẩn bị để đối phó. Hoạt động cấp cứu hiện đang diễn ra rất tốt."

Kinh nghiệm từ lịch sử

3 thập kỷ của những vụ tấn công của IRA tại Anh, hầu hết tại Bắc Ireland khiến chính quyền và nhân dân luôn cảnh giác cao độ đối với các cuộc tấn công và khủng bố.

Tuy nhiên, nhiều người lo ngại về những người Hồi giáo cực đoan có thể tiến hành khủng bố với nhiều mục tiêu khác nhau và sử dụng nhiều công nghệ khác nhau.

Cuộc nghiên cứu 2 năm của 8 học viện hàng đầu nước Anh đã cho thấy có rất nhiều lỗ hổng an ninh của hệ thống giao thông nước Anh, các dịch vụ khẩn cấp còn chưa được đầu tư nhiều, các khu vực xung quanh London chưa có sự chuẩn bị cho việc chống khủng bố.

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bạo động khủng bố và chính trị thuộc trường ĐH Thánh Andrew đã giấu diếm những phát hiện về điểm yếu trong hệ thống cơ sở hạ tầng nguy cấp của quốc gia. Điều này nhằm che giấu những thông tin về việc cung cấp năng lượng chiến lược, tài chính và chính quyền lãnh đạo.

An ninh Quốc hội

Quốc hội bị phê bình về an ninh. Tháng 5/2004, những thành viên của tổ chức Fathers 4 Justice đã đột nhập vào Toà nhà Quốc hội, ném bột mì vào ông Tony Blair. Đến tháng Chín, những người ủng hộ việc săn cáo đã tràn vào toà nhà.

1 tháng sau đó, bản báo cáo do Quốc hội tiết lộ đã kêu gọi các biện pháp tăng cường an ninh xung quanh Quốc hội, bao gồm hàng rào điện và hàng rào phòng thủ trên sông Thames.

Các biện pháp đã được tiến hành, bao gồm các bức tường an ninh xung quanh Nghị viện và Scotland Yard (Cục Điều tra tội phạm của cảnh sát London).

Đầu năm nay, 1 khu vực  ngăn chặn phản kháng hình thành xung quanh toà nhà Nghị viện Anh.

Tiếp nữa, một vài người đã cáo buộc Chính phủ lợi dụng đe doạ để sử dụng các biện pháp bất thường như lệnh kiểm soát hay thẻ ID.

Nghiên cứu của 8 học viện đã chống lại việc biến các chính sách chống khủng bố trở thành 1 "bữa tiệc quả bóng chính trị".

Tuy nhiên, nghiên cứu này xác nhận đe doạ của al-Qaeda là "có thật và không thể coi thường".

MỚI - NÓNG