Lý do Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Qatar vô điều kiện

Ảnh: DohaNews
Ảnh: DohaNews
TPO - Kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng vùng Vịnh, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia đi đầu trong việc ủng hộ Qatar đương đầu với các đòn trừng phạt do các nước vùng Vịnh đứng đầu là Saudi Arabia áp đặt. Đâu là lý do khiến Thổ Nhĩ Kỳ tích cực ủng hộ Qatar đến như vậy?

Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Qatar vô điều kiện

Một vài tuần sau khi Saudi Arabia tiến hành cuộc vận động ngoại giao nhằm tẩy chay Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định dứt khoát đứng về phía Doha. Sự ủng hộ của Ankara đối với Doha bao trùm trên các phương diện từ ngoại giao, kinh tế tới quân sự.

Về mặt ngoại giao, ngay từ đầu, chính quyền Ankara đã phản ứng rất tiêu cực trước việc cắt đứt quan hệ ngoại giao giữa Qatar và các nước Arập láng giềng. Một cuộc tuần hành ủng hộ Qatar do chính phủ phát động đã được tổ chức tại Istanbul.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã công khai chỉ trích vụ tẩy chay của Saudi Arabia và các nước đồng minh, và nhận làm trung gian trong đàm phán với Qatar. 

Ngoài ra, ông Erdogan đã công khai ủng hộ việc Qatar bác bỏ tối hậu thư mà Saudi Arabia và các nước đồng minh gửi cho nước này, cho rằng 13 điều kiện được nêu ra trong tối hậu thư để có thể chấm dứt tình trạng tẩy chay quan hệ ngoại giao và thương mại đối với Qatar là đã đi “quá xa”, “trái ngược với luật pháp quốc tế” và “vi phạm quyền chủ quyền của một quốc gia”. 

Đặc biệt, hôm 30/6, Bộ trưởng Quốc phòng Qatar Khalid al-Attiyah đã tới thăm Thổ Nhĩ Kỳ. đã có cuộc gặp với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Fikri Isik, thảo luận nhiều vấn đề, trong đó có những bất đồng ngoại giao giữa các nước trong khu vực. Chuyến thăm diễn ra 2 ngày trước khi tối hậu thư 4 nước Arab đưa cho Qatar hết hạn vào ngày 2/7 tới.

Cũng trong ngày 30/6, Bộ trưởng Quốc phòng Qatar Khaled bin Mohammed al-Attiyah đã có chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ, và hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Fikri Isik tại thủ đô Ankara. 

Đặc biệt, ngày 30/6 trong cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Qatar Khaled bin Mohammed al-Attiyah đang có chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Fikri Isik khẳng định "những vấn đề hiện nay giữa các nước láng giềng vùng Vịnh - vốn coi nhau như anh em - phải sớm được giải quyết trên cơ sở đối thoại chân thành và tôn trọng quyền lợi của Qatar". Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh tối hậu thư mà 4 nước Arab đưa cho Qatar sẽ hết hạn vào ngày 2/7.

Về mặt kinh tế, sau khi Saudi Arabia tăng cường nỗ lực cô lập Qatar qua việc đóng cửa biên giới và hoãn các chuyến bay, Thổ Nhĩ Kỳ ngay lập tức đề xuất cung cấp cho Qatar thực phẩm và nước.

Tuần trước, Ankara đã gửi một chuyến hàng lương thực đến Qatar, quốc gia vùng Vịnh nhỏ bé vốn phải nhập khẩu khoảng 80% lượng thực phẩm do ảnh hưởng của lệnh cấm khiến các siêu thị đều khan hiếm lương thực.

Về mặt quân sự, để tăng cường hỗ trợ Doha về mặt quốc phòng, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ ngày 7/6 đã khẩn cấp thông qua dự luật cho phép quân đội nước này đến một căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Qatar.

Hai ngày sau dự luật trên đã được Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ký ban hành. Hơn nữa, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar còn tiến hành tiến hành tập trận chung tại căn cứ quân sự Tariq bin Ziyad tại Qatar.

Mối quan hệ ‘môi hở rang lạnh’

Thổ Nhĩ Kỳ tích cực ủng hộ Qatat chống lại các đòn trừng phạt của các nước vùng Vịnh có nguyên nhân từ mối quan hệ "môi hở răng lạnh" giữa Ankara và Doha.

Hợp tác giữa Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ đã "sâu rễ bền gốc" ngay từ thời cha của Quốc vương hiện tại Seikh Hamad bin Khalifa al-Thani. Hai nước này không chỉ thiết lập quan hệ kinh tế mà còn có sự gần gũi về quan điểm đối với Syria. Cả Thổ Nhĩ Kỳ lẫn Qatar đều không ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad và lực lượng ly khai người Kurd.

Sự hợp tác của hai nước trong các hoạt động chính trị trong khu vực càng được củng cố sau khi Tiểu vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ dành cho Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và Tổng thống Tayyip Erdogan trong và sau vụ đảo chính bất thành hồi tháng Bảy năm ngoái.

Hai nước có chung quan điểm về các nước Hồi giáo dòng Sunni ở Trung Đông cũng là nguyên nhân sâu xa thôi thúc Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Qatar. 

Thật vậy, Saudi Arabi, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất, Bahrain và chính phủ Ai Cập hiện nay của Tổng thống Abdel Fattah al-Sisi tất cả đều phản đối các lực lượng tiến hành cuộc nổi dậy Mùa xuân Arập từ năm 2010-2012.

Điều đó cho thấy quan điểm bảo thủ của họ về sự điều hành các nước Hồi giáo Sunni ở Trung Đông. Các nước này coi tổ chức Anh em Hồi giáo (MB) là mối đe dọa cho mô hình quân chủ của họ.

Trái lại, cả Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar đều ủng hộ MB, vốn coi phong trào “Mùa xuân Arập” là cơ hội để nổi dậy chống lại các chính phủ độc tài ở Trung Đông từ lâu vẫn đàn áp họ.

Hồi tháng Hai, ông Erdogan đã công khai bảo vệ MB, khẳng định ràng “đây không phải là một nhóm có vũ trang mà trên thực tế là một tổ chức có ý thức hệ.” Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như Qatar, đã đón nhận những nhân vật MB bị trục xuất từ Ai Cập.

Ngoài ra, một nguyên nhân nữa khiến Thổ Nhĩ Kỳ quyết định ủng hộ Qatar đó là nước láng giềng Doha đã tỏ ra là một người bạn đồng cam cộng khổ với Ankara.

Khi Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào cuộc khủng hoảng với Nga liên quan tới cuộc xung đột Syria tháng 11/2015, Qatar đã gửi các tàu chở khí đốt hóa lỏng tới giúp bù lại sự thiếu hụt do Nga cắt giảm việc cung cấp năng lượng.

Hơn nữa, là một nước có thâm hụt tài khoản vãng lai cao, Thổ Nhĩ Kỳ coi việc Qatar bơm ngoại tệ là phao cứu sinh cho cán cân thanh toán của mình. Qatar cũng là phao cứu sinh cho các nhà thầu Thổ Nhĩ Kỳ khi họ giành được các dự án trị giá nhiều tỷ USD tại Qatar.

Với tất cả lý do này, Thổ Nhĩ Kỳ đã chọn đứng về phía Qatar trong cuộc khủng hoảng vùng Vịnh. Thực tế thì nước này không có nhiều lựa chọn để từ bỏ một mối quan hệ đối tác thiết thực như vậy vào thời điểm đang chuẩn bị đối phó một cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước.

Theo các chuyên gia phân tích, thực chất Thổ Nhĩ Kỳ ban đầu thể hiện mình như một nhà trung gian hòa giải trong cuộc khủng hoảng. Ngoại trưởng nước này Ilnur Cevik tuyên bố rằng các nước Arập đều là “anh em người Hồi giáo dòng Sunni của chúng ta và là bạn của chúng ta”. Vậy tại sao giờ Thổ Nhĩ Kỳ lại ủng hộ Qatar một cách rõ ràng như vậy?

Lý do thấy rõ nhất là Doha là đồng minh trung thành nhất của Ankara trong khu vực, nếu không nói là trên thế giới. Hơn nữa, năm ngoái, vào thời điểm lực lượng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành đảo chính, Quốc vương Tamin bin Hamad Al Thani của Qatar là lãnh đạo đầu tiên gọi điện cho ông Erdogan khẳng định sự ủng hộ của Qatar đối với Tổng thống và phản đối những kẻ định lật đổ ông.

Thổ Nhĩ Kỳ hiện là một  trong những nước có vai trò quan trọng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ngoại giao Vùng Vịnh. Sự hăng hái của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc ủng hộ Qatar chống lại các đòn trừng phạt của phần còn lại Hội đồng hợp tác vùng Vịnh một lần nữa cho thấy sự tranh giành giữa các nước có lợi ích tại vùng Vịnh ngày càng công khai và quyết liệt.

MỚI - NÓNG