Malaysia: Mở lò đào tạo “Osin” bản địa

Malaysia: Mở lò đào tạo “Osin” bản địa
TP  - Trong nỗ lực nhằm giảm sự phụ thuộc vào lao động nước ngoài, Chính phủ Malaysia đang phát động chương trình mới nhằm tự cung tự cấp “Osin” (người giúp việc trong gia đình).  
Malaysia: Mở lò đào tạo “Osin” bản địa ảnh 1
Các “Osin” người Indonesia ở Malaysia

Bộ Phát triển cộng đồng, gia đình và phụ nữ Malaysia đang đề nghị mở các khoá đào tạo miễn phí để giúp phụ nữ nước này tăng cường khả năng chăm sóc người già, trẻ em; làm các công việc nội trợ và quản lý chi tiêu trong gia đình. Mỗi phụ nữ sau khi hoàn thành khoá học miễn phí sẽ được cấp chứng chỉ.

Bộ trưởng Phát triển cộng đồng, bà Ng Yen Yen cho biết chương trình đào tạo cũng nhằm mở thêm lĩnh vực dịch vụ mới và tạo việc làm cho phụ nữ Malaysia. Những phụ nữ Malaysia đủ 18 tuổi đều có thể ghi tên tham gia khoá huấn luyện tập trung vào các chủ đề sức khỏe, thực phẩm, dọn vệ sinh, chăm sóc người già và trẻ em. 

Bộ trưởng Ng Yen Yen bày tỏ hi vọng thay cho việc phụ thuộc vào “Osin” đến từ nước ngoài, nhu cầu “Osin” bản địa trong các gia đình Malaysia sẽ ngày càng tăng. Cũng theo bà Ng Yen Yen, “Osin” bản địa có thể được nhận mức lương lên tới 2.000 ringgit (609 USD)/tháng. Hiện, các gia đình Malaysia chỉ trả mức lương 400 – 500 ringgit (150 USD)/tháng cho “Osin” nước ngoài.

Bị chất vấn rằng, liệu phụ nữ Malaysia có muốn làm “Osin”, bà Ng Yen Yen, nói: “Tôi chỉ tạo ra cơ hội. Tôi chỉ có thể mở các khóa huấn luyện, điều này tùy thuộc vào họ”. Trên thực tế, hầu hết phụ nữ Malaysia muốn làm việc trong các cửa hàng, nhà máy hơn là gánh vác các việc lặt vặt trong gia đình.

Vì thế, Malaysia phải tuyển mộ gần 320.000 “Osin” nước ngoài, hầu hết đến từ Indonesia, Philippines, Campuchia và Sri Lanka. Quốc gia 27 triệu dân này hiện có tới 2,2 triệu lao động nước ngoài. Chính phủ Malaysia đã bắt đầu tiến hành kế hoạch giảm sự phụ thuộc vào lao động nước ngoài.

H.D
Theo Strait Times

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.