Mạo hiểm sáp nhập và mua lại trong ngành thời trang thế giới

Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
TPO - Việc sáp nhập và mua lại của các nhà bán lẻ thời trang giống như một chiếc áo trẽn croptop, ngắn ngủn, cộc lốc: được lựa chọn bởi số ít ưa thích mạo hiểm và bị né tránh khi đã có tuổi.

Công ty Abercrombie & Fitch (ANF.N), thương hiệu dành cho tuổi teen với lịch sử phát triển 125 năm đã quyết định chấm dứt các cuộc đàm phán về khả năng bán lại công ty và trở thành sản phẩm mới nhất minh chứng cho kết luận trên với sự thất bại trong việc đàm phán thỏa thuận với đối tác tiềm năng hôm 10/7 vừa qua.

Những giao dịch thành công trong thế giới thương mại của thời trang Mỹ rất hiếm và bây giờ thậm chí còn ít thành công hơn khi doanh số bán hàng giảm xuống. Tiết kiệm chi phí có thể gây phản tác dụng nếu nó có nghĩa là cắt giảm tiền đầu tư cho tiếp thị và thiết kế, và người mua đang có nguy cơ mua về một sản phẩm mà phong cách thời trang thiếu điểm nhấn sáng tạo, dễ bị chán để có thể dễ dàng rơi vào quên lãng.

Kết quả là các thương hiệu nổi tiếng như Abercrombie đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm vị cứu tinh mới để có thể làm mới lại thương hiệu.

Neil Saunders, Giám đốc quản lý của Công ty nghiên cứu thị trường GlobalData Retail cho biết: "Thông thường, cũng giống như khi chi tiền để mua thương hiệu hay tiến hành kinh doanh, thì ngay sau đó bạn phải tốn nhiều tiền hơn để làm một cái gì đó mang tính chiến lược nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Điều đó cũng có nghĩa là phải trả tiền gấp đôi trước khi nghĩ đến thời điểm thu hồi lại vốn".

Năm trong số 20 công ty tư nhân tham gia vào các giao dịch mua bán sáp nhập trong ngành may mặc lớn nhất của thập kỷ vừa qua đã phải cơ cấu lại hoặc phá sản. Tất cả đều phải vật lộn dưới sức nặng của gánh nợ cũ lại từ thương vụ mua lại và sáp nhập. Khoản mua lại lớn nhất với khoản vay trị giá 3,1 tỷ USD của công ty quản lý quỹ Apollo Global Management đã phải cơ cấu lại vào năm 2016.

Vụ mua bán sáp nhập lớn thứ hai trong ngành may mặc nữa phải kể đên là Tập đoàn J. Crew Group, được TPG Capital và Leonard Green & Partners mua lại với giá khoảng 3 tỷ USD, hiện cũng đang phải tiến hành cơ cấu lại mọi thứ.

Gymboree Corp đệ đơn xin phá sản vào tháng trước dù đã bảy năm sau thương vụ mua lại Bain Capital trị giá 1,8 tỷ đô la cũng vẫn không thể vãn hồi được tình hình.

Áp lực đè áp lực

Nhiều ông trùm thời trang Mỹ không có lựa chọn nào khác ngoài việc cân nhắc đến việc tìm kiếm đối tác để bán lại đứa con tâm huyết của chính mình do chịu áp lực quá lớn từ xu hướng các chuỗi cửa hàng thời trang giá rẻ từ Châu Âu như Zara (ITX.MC) và H & M (HMb.ST) đang tấn công vào thị trường Mỹ và khách hàng bắt đầu từ bỏ các trung tâm mua sắm lớn thay vào đó họ thích tìm kiếm sản phẩm trên Amazon.com Inc (AMZN.O) và các nhà bán lẻ trực tuyến khác.

Ví dụ, Eddie Bauer, một thương hiệu trang phục áo khoác ngoài Outerwear đang tìm kiếm một đối tác để bán lại đồng thời cũng tìm kiếm một khoản cứu trợ giải quyết cho các khoản nợ tồn đọng cũ. Thương hiệu tuổi teen của American American Apparel cũng đã tìm kiếm một đối tác M&A năm ngoái nhưng cuối cùng cũng phải nộp đơn xin phá sản.

Từ kinh nghiệm của Abercrombie cho thấy, việc tìm kiếm một đối tác sẵn sàng mua với giá phù hợp là vô cùng khó khăn.

Ông Rohit Singh, một chuyên gia ngành kinh doanh bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư UBS, nói: "Các thành viên hội đồng quản trị công ty rất thận trọng về các vụ sáp nhập và mua lại những công ty quy mô lớn với màu xanh lá cây luôn thường trực trên bảng điện tử các sàn giao dịch”. Ông không nói cụ thể về Abercrombie.

Cạnh tranh với các nhà bán lẻ là một sự khó khăn cho những đối tác mua tiềm năng. Hợp nhất với một công ty khác có nguy cơ gấp đôi rắc rối với hình ảnh thương hiệu giảm và nhiều các cửa hàng bán lẻ mất khách hàng.

Hầu hết các nhà bán lẻ thời trang đều bị tắc trong giới hạn hợp đồng cửa hiệu tại các trung tâm lớn và khi chủ địa điểm xem các trung tâm mua sắm của họ trống rỗng, không hàng hóa trưng bày, không người mua tấp nập, họ càng không muốn cho người thuê của họ thuê tiếp.

"Có lẽ lý do khiến hợp đồng Abercrombie không thành công là họ đã đầu tư quá nhiều cửa hàng ở quá nhiều trung tâm mua sắm mà không kiếm lại được tiền, và chi phí để sửa chữa những sai lầm ấy và thoát khỏi những cửa hàng đó là quá lớn không bù đắp nổi", Mark Belford, một chuyên gia bán lẻ tại KPMG Corporate Finance.

Sau khi thất bại trong các thỏa thuận, Abercrombie không còn cách nào khác là phải tự cứu mình. Hôm thứ Hai, nhà bán lẻ New Albany, bang Ohio cho biết họ sẽ tập trung vào thương hiệu đồ lướt sóng ngày càng tăng của Hollister và cố gắng định vị lại thương hiệu hàng đầu của mình.

Tảng băng chìm

Các vụ mua lại thành công nhất là những thương hiệu trẻ hơn, có khả năng tăng trưởng và chưa phát triển tới các chuỗi cung ứng đắt tiền nơi vẫn còn tiềm năng khai phá đầu tư các chuỗi cũng ứng với chi phí rẻ và với số lượng cửa hiệu vừa phải.

Gap Inc đã chi 150 triệu USD đầu tư mua thương hiệu thể thao và trang phục yoga của Athleta Inc năm 2008, hiện đã tạo được một chỗ đứng vững chắc trong xu hướng thời trang đang phát triển. Việc mua lại này đã giúp Gap tiết kiệm khi doanh thu từ thương hiệu quần jean giảm xuống bởi xu hướng tiêu dùng mới khi người mua sắm chuyển sang thích quần legging.

Các nhà bán lẻ đồ khi mua lại đối thủ thường với hy vọng tìm kiếm sự tăng trưởng mới hoặc loại bỏ sự cạnh tranh cũng đã thu được đôi chút lợi nhuận.

Josh Chernoff, giám đốc điều hành, công ty tư vấn bán lẻ Parthenon-EY cho biết: "Thông thường, các công ty mà bản thân nội lực không thể phát triển, nó sẽ không thể giải quyết được những thách thức cơ bản. Nếu bạn buộc hai tảng đá với nhau nó sẽ chìm Nhanh hơn".

Sự thay đổi của xu hướng thời trang đã làm chệch hướng việc mua lại công ty sản xuất giày thuyền của Sperry và các thương hiệu khác trong năm 2012 của Wolverine Worldwide với mức giá chuyển nhượng trên 1,2 tỷ USD, một số trong đó Wolverine đã cố gắng bán trong năm nay.

Những tín đồ thời trang nghiện mua sắm giảm giá đã tự tay nghiền nát thương hiệu Men's Wearhouse Inc vowus mức giá 1,8 tỷ USD bán lại cho đối thủ Jos A. Bank. Thương hiệu này gần như hoàn toàn bị xóa sổ. Doanh thu của nhà bán lẻ này sụt giảm thê thảm khi hãng buộc phải từ bỏ các chương trình khuyến mại đặc biệt "mua một được ba" nổi tiếng sau làn sóng sáp nhập năm 2014.

Tập đoàn bán lẻ Ascena (ASNA.O), một trong số ít những đối tác mua lại trong ngành may mặc của Mỹ, đã bị hạ bậc bởi khoản mua 2,1 tỷ USD của Ann Inc, công ty mẹ của hãng Ann Taylor.

Việc mua lại năm 2015 là nhằm mang lại cho hãng một danh mục đầy đủ các nhãn hiệu nữ giới và cho phép cắt giảm 150 triệu USD trong ba năm giảm chi phí đầu tư tập để hãng tập trung trieenrkhai các mối quan tâm khác như cơ sở hạ tầng mạng Internet, phân phối và sản xuất.

Tuy nhiên doanh thu cho tất cả các thương hiệu đều đã giảm, gần đây nhất là mức giảm 8% trong quý thứ ba của năm 2017. Giá trị thị trường của Ascena bây giờ là 400 triệu USD, thấp hơn khoảng 85% so với trước khi mua lại.

"Thời trang không phải là điều bạn có thể giải quyết bằng toán học", Belford nói. "Thời trang là thứ bạn cũng có thể chọn hoặc cũng có thể không và nó cũng có thể được bán hoặc nó sẽ cứ mãi trơ trơ trên kệ".

Theo Theo Reuters
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.