Mâu thuẫn mới trong gia đình Thủ tướng Singapore

Ông Lý Hiển Dương. (Ảnh: CNA)
Ông Lý Hiển Dương. (Ảnh: CNA)
TPO - Ông Lý Hiển Dương, người em bất hòa với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, vừa lên tiếng ủng hộ một đảng đối lập mới. Đây là diễn biến mới nhất trong quan hệ đầy mâu thuẫn của gia đình nhà lãnh đạo quốc gia Đông Nam Á này.

Đảng Singapore Tiến bộ (PSP) sẽ được lập ra bởi ông Tan Cheng Bock, một cựu thành viên của đảng cầm quyền, để tham gia tranh cử vào năm 2021. 

Trong những tháng gần đây, ông Tan được trông thấy nhiều lần xuất hiện cùng ông Lý Hiển Dương, em trai ông Lý Hiển Long, báo chí Singapore cho biết. 

Hôm 28/7, ông Lý Hiển Dương viết trên Facebook: “Tôi hoàn toàn ủng hộ các nguyên tắc và giá  trị của Đảng Singapore Tiến bộ. PAP (đảng Hành động Nhân dân) ngày nay không còn là PAP trong thời bố tôi. Nó đã mất phương hướng”, ông viết, nhưng không nói cụ thể. 

Ông Lý Hiển Dương trước đó đã ủng hộ ông Tan, mô tả trong một trạng thái trên Facebook vào đầu năm nay rằng ông Tan là “nhà lãnh đạo Singapore xứng đáng”, là người “luôn đặt lợi ích nhân dân lên trên hết”. 

Ông Lý Hiển Dương (là một doanh nhân) và chị gái bác sĩ từ lâu đã mâu thuẫn với ông Lý Hiển Long về chuyện xử lý căn nhà của gia đình do cha để lại. Mâu thuẫn trở nên ầm ĩ sau cái chết của ông Lý Quang Diệu vào năm 2015. 

Hai người em của ông Lý Hiển Long cho rằng ông ngăn cản chuyện dỡ ngôi nhà vì muốn tận dụng di sản của cha mình. Còn ông Lý Hiển Long phủ nhận điều này. 

Đảng PAP đã lãnh đạo Singapore trong suốt mấy thấp kỷ qua, trong khi phe đối lập yếu ớt không được coi là mối đe dọa. Nhưng việc ông Lý Hiển Dương ủng hộ đảng PSP có thể trở thành một cú hích cho ông Tan. 

Là cựu thành viên PAP, ông Tan ra khỏi đảng này từ năm 2010 và tham gia chạy đua tranh cử vào năm sau nhưng bất thành. Ông sẽ chính thức lập đảng mới vào tuần tới. 

Thủ tướng Lý Hiển Long, 67 tuổi, nói rằng ông sẽ dẫn dắt PAP trong cuộc bầu cử tiếp theo trước khi chuyển giao quyền lực cho Bộ trưởng Tài chính Heng Swee Keat.

Theo theo CNA
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.